Công đoàn

Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng tích cực phòng chống dịch Covid-19

Thanh Tùng
Tác giả: Thanh Tùng
Hưởng ứng cuộc vận động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phòng chống dịch Covid-19, cán bộ, viên chức, người lao động Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đã tích cực tham gia với nhiều hình thức phong phú.      
dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19
Cán bộ, viên chức, người lao động của nhà trường sản xuất gel rửa tay sát khuẩn.

Chia sẻ với chúng tôi, đồng chí Lê Khánh Toàn - Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng cho biết: Mới đây, cán bộ, viên chức, người lao động toàn trường đã ủng hộ một ngày lương nhằm hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh sự ủng hộ thiết thực bằng tiền mặt, nhiều tập thể giảng viên, sinh viên nhà trường đã tích cực phòng chống dịch Covid-19 bằng kiến thức chuyên môn. Đó là, chế tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cộng đồng, phòng chống dịch Covid-19 như: Robot phục vụ trong khu cách ly thay thế nhân viên y tế; máy sát khuẩn tự động chuyên dùng trong bệnh viện giúp giảm nguy cơ lây nhiễm; các loại gel sát khuẩn dành cho thầy cô giáo và sinh viên.

dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19
Lãnh đạo trường Đại học Bách khoa và nhóm nghiên cứu với sản phẩm robot BK-AntiCovid

Trong đó, robot BK-AntiCovid được nhóm nghiên cứu do TS. Võ Như Thành chủ trì đã được bàn giao và vận hành tại khu vực cách ly của Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng - nơi tiếp nhận theo dõi cách ly các ca nghi nhiễm Covid-19 cho đối tượng là phụ nữ và trẻ em.

Robot đã đảm nhiệm một phần việc của các nhân viên y tế, đó là thay thế nhân viên y tế mang vật dụng thiết yếu, đồ ăn, thuốc men hỗ trợ người bệnh trong khu cách ly với tải trọng lên đến gần 100 kg/ngày.

Robot BK-AntiCovid có thiết kế đơn giản bao gồm hệ thống camera và loa ngoài kết nối với nhiều điện thoại, máy tính cùng một lúc. TS. Võ Như Thành, Trưởng Bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "BK-AntiCovid hoạt động bằng động cơ 1 chiều, điều khiển tốc độ theo độ rộng của xung điện và điều khiển bằng chế độ cầm tay. Do vậy, các nhân viên y tế trong khu vực cách ly dễ dàng điều khiển robot bằng một nút kéo duy nhất để tới, lùi, trái, phải".

Theo đồng chí Trần Ngọc Hải - Chủ tịch Công đoàn Khoa Cơ khí: Kết cấu của robot bằng thép không gỉ, dễ vệ sinh khử trùng sau khi ra vào khu cách ly, thuận tiện cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng dịch lây lan. Đồng thời, giảm đáng kể phương tiện bảo hộ - những vật dụng còn đang rất thiếu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. Sản phẩm được thực hiện trong 7 ngày, ngay sau khi bệnh viện có yêu cầu. Đây là sản phẩm thí điểm nên nhà trường hỗ trợ hoàn toàn chi phí chế tạo, thử nghiệm và bảo hành, bảo trì cho robot. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục lập trình, nâng cấp các tính năng cần thiết cho robot như đo nhiệt độ từ xa, điều khiển tự động… để tối ưu hóa hoạt động.

Ngoài robot phục vụ trong khu cách ly của Khoa Cơ khí, nhóm giảng viên - sinh viên Khoa Điện cũng đã chuyển giao máy sát khuẩn tự động cho Bệnh viện Đà Nẵng. Sản phẩm do nhóm giảng viên - sinh viên “BK Maker” gồm 04 sinh viên dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Đình Thanh - Giảng viên Khoa Điện thực hiện và sự phối hợp của BS. Phan Hữu Phước - Bệnh viện Đà Nẵng.

dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19
Bộ điều khiển với 1 nút bấm duy nhất, có kết nối với màn hình điện thoại để theo dõi đường đi của robot. Ảnh: TL

Thay vì sử dụng động tác cơ học là dùng tay thì thiết bị này tự động phun dung dịch sát khuẩn cho nhân viên y tế, người đến khám chữa bệnh rửa tay. Chiếc máy này có khả năng “tính toán” trong vòng 3 - 5 giây là có thể cho lượng dung dịch sát khuẩn đủ dùng cho người rửa tay. Đồng thời, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp, giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Máy hoạt động ổn định với tần suất sử dụng lớn tại các bệnh viện, cơ quan… Sau khi thử nghiệm, Bệnh viện Đà Nẵng “đặt hàng” thêm 10 máy rửa tay sát khuẩn tự động sử dụng tại các khu vực có đông bệnh nhân đến khám.

Những sản phẩm hữu ích trên đã kịp thời hỗ trợ cán bộ, nhân viên y tế trong công tác chăm sóc, điều trị người bệnh, giảm tiếp xúc và nguy cơ lây nhiễm đối với y bác sỹ trong quá trình làm việc.

Bên cạnh hai sản phẩm trên, cán bộ, nhà giáo của Khoa Hóa cũng đã nghiên cứu ra các sản phẩm gel sát khuẩn dạng bột, chất lỏng đặt tại các giảng đường đảm bảo an toàn cho các thầy cô giáo và sinh viên. Những sản phẩm phòng dịch của Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng đã góp phần thiết thực chung tay cùng lực lượng tuyến đầu phòng chống Covid-19 lây lan trong cộng đồng.

dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19
Sản phẩm máy rửa tay sát khuẩn tự động
dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19 Chuyện về "những người khốn khổ" trong những ngày cách ly xã hội

Mong ngóng từng ngày hết cách ly xã hội để được đi làm đang là nỗi lòng chung của những người lao động tự do ...

dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 18/4

Tính đến 7h sáng ngày 18/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,2 triệu người nhiễm virus ...

dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19 Chuyện người thật, người giả

Hàng giả là nguy hiểm nhưng NGƯỜI GIẢ còn nguy hiểm hơn, chính họ đang làm xói mòn ghê gớm lòng tin của nhân dân. ...

dai hoc ba ch khoa dai hoc da na ng tich cuc phong chong dich covid 19 Đà Nẵng cho phép bán hàng mang về: Niềm vui trở lại với các chủ quán ăn mùa dịch

Đà Nẵng chính thức cho các hàng quán ăn uống mở bán mang đi, hoặc bán online trở lại trong đợt cách ly lần này. ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm