![]() Thay vì chỉ phải trích 10,5% tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, người lao động một số công ty chè, ... |
Công văn số 145/CV-GBS/2023 do ông Phạm Hải Nam – Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu ký, cho rằng bài viết “có một số nội dung đưa tin chưa chính xác về Công ty”, đồng thời chỉ ra 3 vấn đề cần đính chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất, “cách đặt vấn đề không rõ ràng, gây hiểu lầm”.
Bài viết đề cập việc trong thời gian dài, nhiều người lao động ở một số công ty chè, giống bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La) hằng tháng phải trích tới 32% tiền lương để đóng BHXH (thay vì chỉ phải trích 10,5% tiền lương để đóng BHXH), thực hiện thay nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động cho người lao động.
Phía Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho rằng đây là “cách đặt vấn đề không rõ ràng, gây hiểu lầm”. Công văn nêu: “Trong buổi làm việc ngày 6/1/2023, phóng viên đề cập đối tượng là các hộ nhận khoán chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, trong bài viết này lại đề cập đến “người lao động”, dẫn đến dư luận đang hiểu nhầm là hiện tại Công ty đang bắt người lao động hằng tháng phải trích 32% tiền lương tương ứng để đóng BHXH thay vì chỉ phải trích 10,5% tiền lương theo quy định.
![]() |
Ông Phạm Hải Nam – Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (trái) và đại diện doanh nghiệp làm việc với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn - Ảnh: Ý YÊN |
Thứ hai, “trích dẫn nội dung trả lời không đầy đủ, quy kết sai bản chất vấn đề” ở các nội dung:
(1) Title phụ: “Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật lao động?”;
(2) Trích lời ông Phạm Hải Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu: “Chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ là cái này chúng tôi làm sai”;
(3) Nội dung bài viết: “Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu từng có tới 385 lao động ký hợp đồng khoán sản phẩm tham gia BHXH bắt buộc và phải đóng 32% tiền lương hằng tháng cho khoản này”.
Phía Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu đưa ra đánh giá về các nội dung trên: “Trong buổi làm việc, Công ty đã nêu rất rõ: Đối với các hộ nhận khoán chăn nuôi, công ty hỗ trợ 1% BHTN. Ngoài ra vướng mắc về việc đóng BHXH của các hộ nhận khoán nông nghiệp là thực trạng chung của các doanh nghiệp thuộc ngành nông lâm nghiệp không chỉ ở tỉnh Sơn La nói riêng mà trên cả nước nói chung. Việc thu nộp và đóng BHXH hàng năm, không có văn bản của cơ quan chức năng về việc Công ty thực hiện sai quy định. Các đoàn thanh tra, kiểm tra về thực hiện công tác thu nộp BHXH không có kết luận khuyến nghị nào về việc này. Cùng với việc trích dẫn nội dung không đầy đủ dẫn tới việc người đọc hiểu sai thông tin. Do đó, đề nghị Quý Báo điều chỉnh lại nội dung quy kết, tránh gây hiểu lầm và hoang mang đối với người lao động đang thực hiện HĐLĐ tại Công ty”.
Thứ ba, “nội dung bài viết đề cập đến cuộc trao đổi giữa Quý Báo và Công ty, tuy nhiên phần trả lời của Công ty đã bị cắt và trích dẫn không đầy đủ thông tin. Câu kết: “Doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật lao động (mà cụ thể là Luật BHXH) hay cố tình vi phạm?” khiến cho người đọc hiểu không đúng về Công ty. Làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty và thể hiện sai bản chất của sự việc”.
Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu mong muốn Tạp chí thông hiểu và tiếp tục cùng đồng hành với Công ty chung tay vì cộng đồng, vì lợi ích của người lao động. “Trước mắt để không lan tỏa thông tin tiêu cực trong bài báo đăng ngày 15/2, Công ty đề nghị Tạp chí xem xét giúp việc cho rút title và đính chính lại nội dung bài viết đã đăng theo đúng bản chất vấn đề, để bảo vệ uy tín của thương hiệu và hình ảnh của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu đã gắn bó với người tiêu dùng hơn 65 năm qua” – công văn đề nghị.
Ngay sau khi nhận được công văn trên, Ban biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn đã chỉ đạo phóng viên rà soát lại nội dung bài viết, đối chiếu với toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan vụ việc, trong đó có cả băng ghi âm...; đồng thời căn cứ đề nghị của doanh nghiệp để kịp thời phản hồi với tinh thần khách quan, minh bạch.
Vẫn trên tinh thần đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ đăng tải toàn bộ nội dung phản hồi Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu trong bài viết tiếp theo, với hy vọng độc giả hiểu rõ hơn về bản chất vụ việc; góp thêm tiếng nói để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân lao động.
Kính mời độc giả đón đọc nội dung phản hồi của Tạp chí vào 20 giờ tối nay, 24/3/3023.
![]() Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn từng có bài phản ánh việc người lao động (NLĐ) ở một số công ty trên địa ... |
![]() BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Lê Thị Ngân - nữ công ... |
![]() Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vụ việc Công ty CP Tập đoàn Haprosimex nợ lương, BHXH, Luật ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
