![]() |
Công trình xử lý nước thải đã hoành thành nhưng nước thải vẫn chưa được xử lý. Ảnh: Nguoilaodong |
Hồ điều tiết Thanh Lộc Đán (thường gọi là hồ Bàu Trảng, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) có diện tích hơn 1,4 hecta nhiều ngày nay vẫn đang bốc mùi thôi thối nồng nặc do nước thải chưa được xử lý, mặc dù công trình xử lý nước thải đặt tại khu vực này đã hoàn thành.
Hơn 300 hộ dân thuộc phường Thanh Khê Tây đang chịu ảnh hưởng bởi môi trường bị ô nhiễm.
Được biết dự án thi công thu gom và xử lý nước thải từ kênh Phần Lăng ra hồ Bàu Trảng có tổng mức đầu tư gần hơn 100 tỉ đồng được gia hạn đến tháng 4/2019 và hiện đã hoàn thành.
Tuy nhiên, nhiều ngày nay công trình xử lý nước thải lại không hoạt động, trong khi nước thải lại tiếp tục chảy dồn về lòng hồ, gây ô nhiễm nặng.
Ông Lương Thạch Vỹ, Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (đơn vị điều hành dự án) cho rằng nguồn nước thải tại hồ Thanh Lộc Đán hiện đang cao hơn mực nước sông khoảng 1,5m. Do ở mức cao khiến hệ thống xử lý nước thải và các đường ống dẫn của công trình xử lý đang bị ngập nên không thể xử lý được nước thải.
"Phía đơn vị đã có văn bản trình UBND TP Đà Nẵng về việc xin được mở van cửa xả tại Phú Lộc để xả toàn bộ lượng nước thải tại hồ Thanh Lộc Đán xuống 1,5 m. Khi đó, mực nước thải ở mức vừa đủ để đơn vị cho dẫn nước thải vào đường ống dẫn nước thải vào trạm và bắt đầu xử lý đạt chuẩn, trước khi cho ra môi trường" – ông Vỹ phân trần.
Về thông tin mở van để nước thải từ hồ Thanh Lộc Đán chảy tràn ra cửa xả Phú Lộc nhằm hạ mực nước xuống 1,5 m theo như ý kiến của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên, ông Mã cho rằng nếu làm như vậy thì không đúng vì đây là hành vi xả nước thải ra môi trường khi chưa được xử lý.
Ngoài ra, việc xả nước thải ra môi trường như trên nếu có sẽ bị người dân phản đối vì khu vực này đang là "điểm nóng" về ô nhiễm.
Theo nhiều chuyên gia, phương án tối ưu nhất hiện nay là phải dùng máy bơm công suất lớn để bơm nước từ lòng hồ ra để đưa về trạm xử lý nước thải, rồi mới thải ra môi trường là hợp lý nhất.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
