Thông tin từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết, trong đợt cắt giảm lao động này, Công ty Pouyuen dự kiến chi trả trợ cấp công nhận tổng số tiền trên 165 tỷ đồng.
Mức tính dựa vào số năm làm việc thực tế. Theo đó, với mỗi năm làm việc, công nhân được chi trả 0,8 tháng lương (mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc), bao gồm cả thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
![]() |
Công nhân Công ty Pouyuen được tư vấn, giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM - Ảnh: Sở LĐ-TB&XH TP.HCM |
Đáng chú ý, công nhân được nhận mức trợ cấp cao nhất 370 triệu đồng. Trong khi đó, người nhận trợ cấp thấp nhất khoảng 19 triệu đồng.
Dự kiến, trong tháng 9/2023, doanh nghiệp sẽ trả sổ bảo hiểm xã hội; hoàn tất các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời chi trả các chế độ liên quan cho người lao động.
Trước đó, hồi cuối tháng 8/2023, Công ty Pouyuen thông báo tiếp tục cắt giảm lao động do đơn hàng chưa phục hồi. Đây là đợt cắt giảm lao động lần thứ ba trong năm 2023 và là đợt cắt giảm thứ tư từ lúc doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM (năm 1996), tổng cộng khoảng chục nghìn người.
Từ tháng 6/2023, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở LĐ-TB & XH TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM đã ban hành kế hoạch về phân công nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Công ty Pouyuen. Theo báo cáo, từ ngày 22/7/2023 đến ngày 29/7/2023 đơn vị đã tư vấn, giới thiệu việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là 2.147/4.441 người lao động.
Hiện tại, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan giới thiệu việc làm cho những công nhân bị chấm dứt hợp đồng đợt này.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể tiến hành việc cắt giảm nhân sự bởi các nguyên nhân sau: (1) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc doanh nghiệp di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh. (2) Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế. (3) Doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Để cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp buộc phải tiến hành 05 bước sau đây: Bước 1: Xây dựng phương án sử dụng lao động Căn cứ khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2019, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau: - Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; - Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu; - Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động; - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động; - Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án. Bước 2: Trao đổi và thông báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có). Trường hợp không giải quyết được việc làm cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp mà phải cho họ nghỉ việc thì doanh nghiệp phải trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động. Bước 3: Thực hiện phương án sử dụng lao động. Bước 4: Thanh lý hợp đồng lao động với người lao động thuộc diện cắt giảm nhân sự. Người lao động được trả lương, trợ cấp mất việc, tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết cùng các khoản tiền khác liên quan đến quyền lợi của người lao động. |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
