![]() |
Công nhân Công ty TNHH Nobland Việt Nam ngừng việc tập thể để đòi quyền lợi. Ảnh: N.Hà |
Trong năm 2021, tại TP. HCM đã xảy ra 7 vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể với 3.696 người tham gia. So với năm 2020, giảm 4 vụ tranh chấp lao động. Nguyên do chủ yếu phát sinh từ việc người sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động như: thanh toán tiền lương còn nợ không đúng thời gian quy định, không thực hiện đúng thỏa ước lao động tập thể về lương, thưởng...
Cuối tháng 12/2021, hơn 1.000 công nhân Công ty TNHH Nobland Việt Nam (chuyên về may mặc, có 2.500 lao động) đóng tại KCN Tân Thới Hiệp, quận 12, TP. HCM đã ngừng việc để phản đối cách tính lương mới của công ty.
![]() |
Cơ quan chức năng và Công đoàn vào cuộc giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Nobland Việt Nam. Ảnh N.Hà |
Ngay sau khi xảy ra vụ ngừng việc tập thể, cán bộ Công đoàn đã có mặt để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các ngành chức năng và đại diện doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở đã có buổi làm việc với người lao động. Công đoàn đã trực tiếp trao đổi với người sử dụng lao động và giải thích công nhân hiểu về các nội dung có liên quan. Đồng thời vận động họ đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Kết quả, hàng trăm công nhân lao động đã ra về, số còn lại đã quay trở lại làm việc bình thường.
Vào cuối tháng 2/2022, gần 500 công nhân Công ty TNHH DaeYun Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc, chuyên gia công giày da xuất khẩu, đóng tại Khu chế xuất Linh Trung I, TP. Thủ Đức, TP. HCM) đã ngừng việc tập thể để yêu cầu tăng lương. Công đoàn đã vào cuộc ngay khi vụ việc xảy ra.
Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp TP. HCM và các cơ quan chức năng đã làm việc với Ban Giám đốc công ty. Cuối cùng công ty quyết định tăng lương 200.000 đồng/tháng và bắt đầu áp dụng từ tháng 4/2022 và đồng ý xét tăng lương định kỳ hằng năm cho công nhân.
![]() |
Công đoàn đối thoại với công nhân Công ty TNHH DaeYun Việt Nam. Ảnh: H.Đào |
Đồng chí Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM cho rằng việc các cấp Công đoàn, trong đó Công đoàn cơ sở phối hợp cùng chủ doanh nghiệp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Nếu không thực hiện tốt quy chế dân chủ thì dễ dẫn đến tranh chấp lao động hay mất đoàn kết nội bộ trong doanh nghiệp, đơn vị, thể hiện rõ nhất là tình trạng “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.
Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân Mai Ngọc Thuần cho biết, quận Bình Tân là nơi có đông công nhân lao động từ các tỉnh đến làm việc. Để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, LĐLĐ quận đã thành lập các Tổ dư luận xã hội tại các doanh nghiệp có từ 300 lao động trở lên và 5 Tổ dư luận xã hội tại các khu nhà trọ có đông công nhân.
![]() |
Vai trò của Công đoàn rất quan trọng trong các vụ ngừng việc tập thể. Ảnh: H.Đào |
Bên cạnh đó, LĐLĐ quận cũng xây dựng lực lượng công nhân nòng cốt hơn 1.200 thành viên tại 568 Tổ công nhân tự quản; thành lập nhóm zalo với 15 chủ nhà trọ (2.241 thành viên) để thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận xã hội trong công nhân. Vì vậy, trong công nhân có vấn đề gì phát sinh là Công đoàn có thể nắm bắt và giải quyết ngay.
![]() Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu vừa chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình lao động và giải pháp ... |
![]() Công đoàn Bình Dương đã tổ chức buổi Nói chuyện Chuyên đề về công tác nữ công. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm ... |
![]() Công đoàn Y tế Việt Nam vừa thông báo hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
