Công đoàn

Công đoàn Nghệ An phối hợp tổ chức hội nghị dân chủ sát thực, chất lượng

Thanh Tùng - Diệp Thanh
Với những điểm mới trong công tác hướng dẫn và tổ chức, hội nghị viên chức và người lao động năm học 2021-2022 vẫn đảm bảo được tính dân chủ, đoàn kết và an toàn dù diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Diễn Châu: Gần 12.000 công nhân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 Nghệ An: Doanh nghiệp và người lao động quyết tâm giữ vững "vùng xanh" Nhiều cơ hội việc làm cho lao động Nghệ An trở về quê
LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị dân chủ với nhiều đổi mới
Hội nghị viên chức và người lao động năm học 2021 - 2022 có nhiều đổi mới để sát thực và chất lượng hơn.

Thống nhất trong tổ chức

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức hội nghị dân chủ trong những năm trước, năm học 2020 - 2021, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã ban hành bộ hồ sơ mẫu về tổ chức Hội nghị dân chủ cho các cơ sở giáo dục. Bộ hồ sơ mẫu này đã nhận được những phản hồi tích cực từ cơ sở, tạo được nhiều thay đổi trong việc đảm bảo chất lượng, quy trình tổ chức hội nghị dân chủ. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn gặp phải những bất cập mới.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, Trưởng ban Chính sách Pháp luật - Quan hệ Lao động LĐLĐ tỉnh Nghệ An cho biết: “Quá trình kiểm tra hồ sơ hội nghị dân chủ tại các cơ sở giáo dục, LĐLĐ tỉnh thấy bên cạnh những đơn vị theo đúng hướng dẫn, tại một số huyện vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục tiến hành hội nghị dân chủ nặng về đánh giá nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng hội nghị một số nơi chưa cao, nhiều đơn vị còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu thống nhất trong việc hướng dẫn tổ chức hội nghị giữa LĐLĐ huyện và Phòng Giáo dục”.

Để khắc phục triệt để vấn đề trên và để phù hợp hơn với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, năm học này, LĐLĐ tỉnh và Sở GD&ĐT đã có sự phối hợp nhằm thống nhất lại quy trình và nội dung cho hội nghị viên chức, người lao động, đảm bảo tính dân chủ, đoàn kết. Kết quả của sự phối hợp này là Văn bản liên tịch hướng dẫn tổ chức hội nghị viên chức, người lao động năm học 2021-2022.

Theo đó, trên tinh thần tiếp tục triển khai bộ hồ sơ mẫu của năm học 2020-2021, hội nghị viên chức, người lao động năm nay có một số điểm mới như: Không lồng ghép việc tổ chức hội nghị dân chủ với các hội nghị khác; đảm bảo việc tiến hành hội nghị và lấy các ý kiến góp ý, kiến nghị đề xuất từ các tổ chuyên môn, góp ý vào các dự thảo báo cáo của cơ quan, đơn vị, góp ý vào dự thảo sửa đổi nội quy, quy chế; nắm được lịch tổ chức hội nghị của cơ sở giáo dục, đảm bảo việc gửi trước hồ sơ, duyệt hồ sơ hội nghị trước khi cho tổ chức hội nghị.

Sự thống nhất này không chỉ tạo thuận lợi cho công tác tổ chức hội nghị dân chủ ở các đơn vị mà còn đảm bảo yếu tố dân chủ, công khai, đoàn kết, đảm bảo quyền và lợi ích của viên chức, người lao động. Sự thay đổi đó được cảm nhận một cách rõ ràng từ những người trong cuộc.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị dân chủ với nhiều đổi mới
Hội nghị viên chức, người lao động năm học 2020-2021 không lồng ghép với các hội nghị khác, không nặng tính chuyên môn, tạo không khí thân tình, chia sẻ.

Cô giáo Vũ Thị Quỳnh Yên, Trường THCS Quán Bàu, TP. Vinh chia sẻ: “23 năm làm giáo viên, từng tham dự rất nhiều hội nghị viên chức, người lao động nhưng không khí, tinh thần của hội nghị năm học này vẫn khiến tôi cảm thấy rất vui. Năm nay, tính đoàn kết và dân chủ được thể hiện rõ ràng, nội dung tham luận cũng như góp ý được mở rộng chứ không nặng về chuyên môn, công tác chuẩn bị diễn ra gọn nhẹ, chân tình, an toàn trong bối cảnh dịch bệnh... Những điều này khiến hội nghị dân chủ trở nên đúng nghĩa, các thành viên tham gia đều cảm thấy hiểu nhau hơn, mọi kiến nghị đều được ghi nhận và giải quyết một cách công bằng, minh bạch”.

Là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh hoàn thành triển khai hội nghị viên chức, người lao động năm học 2021-2022, LĐLĐ huyện Nghĩa Đàn đã có những đánh giá tổng quan nhất về chất lượng hội nghị năm nay.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Nghĩa Đàn chia sẻ: “So với những năm trước, báo cáo trong các hội nghị năm nay ngắn gọn hơn, các ý kiến, kiến nghị đa dạng hơn với nhiều đề xuất về chế độ lương, thưởng, công tác phí, hỗ trợ chính sách đảm bảo thu nhập, việc làm cho giáo viên, người lao động trong thời gian bị ảnh hưởng do dịch bệnh không thể đến trường; về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và thiết bị phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ...”.

Từng bước đổi mới

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị viên chức, người lao động linh hoạt theo tình hình dịch Covid-19 ở trên địa bàn.

Theo đó, nếu địa phương không bị ảnh hưởng dịch Covid-19 hoặc thực hiện theo Chỉ thị 19 của Chính phủ thì việc tổ chức hội nghị diễn ra bình thường; nếu địa phương thực hiện theo Chỉ thị 15 của Chính phủ thì hội nghị phải đảm bảo thực hiện 5K với số lượng tham gia không quá 20 người, gồm người đứng đầu, Chủ tịch Công đoàn, đại diện các tổ chức, các tổ chuyên môn trong nhà trường; nếu địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16 và cao hơn Chỉ thị 16 của Chính phủ thì có thể tổ chức hội nghị trực tuyến.

Bối cảnh dịch bệnh khiến những hội nghị viên chức, người lao động năm học 2021-2022 có những điều đặc biệt, chưa từng có tiền lệ.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị dân chủ với nhiều đổi mới
Năm nay, các đơn vị chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức của hội nghị viên chức, người lao động

Tham dự hội nghị viên chức, người lao động tại một số trường học trên địa bàn TP. Vinh, ông Thái Lê Cường – Chủ tịch LĐLĐ TP. Vinh chia sẻ: “Bên cạnh những vấn đề của tổ chức Công đoàn, là một thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Vinh, tôi luôn nhấn mạnh vai trò của ban lãnh đạo nhà trường và các thầy cô giáo trong công tác phòng, chống dịch tại nhà trường. Thời điểm hiện tại, dịch bệnh còn nhiều phức tạp, Nghệ An cũng ghi nhận một số F0 là học sinh nên dự kiến việc học trực tuyến sẽ tiếp tục được duy trì lâu dài,... Để vượt lên những khó khăn, thử thách từ ngoại cảnh, đảm bảo chương trình và nâng cao chất lượng dạy học, các thầy cô phải nỗ lực hơn các năm trước rất nhiều”.

Cũng từ thực tế đó, nhiều kiến nghị, đề xuất trong các hội nghị dân chủ năm học 2021-2022 cũng liên quan đến dịch Covid-19. Điển hình là các nội dung như đảm bảo cơ sở vật chất trong dạy học online, quản lý giáo viên và học sinh nhằm đảm bảo an toàn trong dịch; các chế độ hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng hoặc thất nghiệp vì dịch Covid-19, bố trí người có khả năng về công nghệ thông tin để hỗ trợ cán bộ giáo viên khi tổ chức học trực tuyến… Năm học này, các đơn vị cũng đã phát động, ký cam kết thi đua gắn với phong trào “CNVCLĐ nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch covid-19”.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị dân chủ với nhiều đổi mới
Các đơn vị cũng tổ chức hội nghị nhanh gọn để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Để đảm bảo an toàn, tại huyện Nghi Lộc, các hội nghị dân chủ năm học 2021-2022 được chỉ đạo tổ chức với hình thức trực tuyến. Cụ thể, các trường được khuyến khích tổ chức tại nơi làm việc nhưng chia thành các nhóm nhỏ ở các phòng khác nhau và kết nối, trao đổi qua các thiết bị trực tuyến.

“Vì các thầy cô giáo đã quen với hình thức học trực tuyến nên việc tổ chức hội nghị trực tuyến không gặp khó khăn gì về khâu kỹ thuật. Để hội nghị diễn ra thuận lợi, nhanh gọn, chúng tôi yêu cầu tất cả các trường phải có sự chuẩn bị tốt về nội dung và cần được phê duyệt trước. Theo đó, dự thảo báo cáo được gửi trước cho các tổ chuyên môn, tổ công đoàn, cho đoàn viên, người lao động góp ý ngay tại tổ và phiên trù bị. Các ý kiến góp ý cho dự thảo ngay sau đó được chuyên môn, công đoàn hoàn thiện để chuẩn bị cho hội nghị chính thức”- Ông Phan Văn Sâm, Chủ tịch LĐLĐ huyện Nghi Lộc cho biết.

Liên quan đến kỹ năng công nghệ thông tin của các thầy cô, theo ghi nhận tại nhiều địa phương, hội nghị viên chức, người lao động năm nay đã được đầu tư nhiều hơn về hình thức truyền đạt. Nhiều bản báo cáo được minh họa một cách sáng tạo qua slide ảnh, video clip, được chiếu lên màn hình tivi thay vì in thành văn bản.

Nghệ An: Doanh nghiệp và người lao động quyết tâm giữ vững Nghệ An: Doanh nghiệp và người lao động quyết tâm giữ vững "vùng xanh"

Để đảm bảo vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện các biện pháp phòng, ...

Lỗi Facebook, bắt “cậu IT” và những điều thầm kín Lỗi Facebook, bắt “cậu IT” và những điều thầm kín

“Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang bị bắt để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”. Cũng trong đêm qua, người dùng nháo nhác bởi các ...

TP HCM mong muốn người dân, công nhân lao động ở lại đóng góp cho thành phố TP HCM mong muốn người dân, công nhân lao động ở lại đóng góp cho thành phố

Tại TP HCM, người dân ồ ạt về quê trong tối ngày 30/9 khi thành phố nới lỏng giãn cách. Khi sự việc này diễn ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm