Nhịp cầu việc làm

Cơ hội “vàng” cho công nhân, người lao động tiếp cận thị trường lao động số

Minh Quang
Tác giả: Minh Quang
Ngày 28/6 tại Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Diễn đàn “Việc làm số cho công nhân” và sự kiện công bố chương trình “Cơ hội mới” nằm trong khuôn khổ hoạt động “Nguồn nhân lực cho Đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID WISE). Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng: Đây chính là cơ hội “vàng” cho công nhân, người lao động (NLĐ) tiếp cận thị trường lao động số.
Tạo cơ hội để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động
Cần nâng cao kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích phát huy các sáng kiến

Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thời cách mạng 4.0

Cơ hội “vàng” cho công nhân, người lao động tiếp cận thị trường lao động số
Các chuyên gia thảo luận về “Việc làm số” - cơ hội mới cho công nhân, NLĐ. Ảnh: D. Minh.

Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) tổ chức với sự tham gia của đại diện các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng các khách mời đến từ các đơn vị tuyển dụng, các công ty công nghệ, các cơ sở giáo dục đào tạo, một số ban quản lý các khu công nghiệp.

Diễn đàn “Việc làm số cho công nhân” và chương trình “Cơ hội mới” được tổ chức với mục đích hỗ trợ nguồn nhân lực số Việt Nam phát triển, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Thông qua các khóa đào tạo kỹ năng số, NLĐ, đặc biệt là đối tượng công nhân thất nghiệp hoặc muốn chuyển đổi nghề nghiệp hậu đại dịch Covid-19 sẽ được cung cấp những kiến thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu công việc cùng cơ hội việc làm sau khi hoàn thành khóa đào tạo.

Cơ hội “vàng” cho công nhân, người lao động tiếp cận thị trường lao động số
Ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC). Ảnh: D. Minh.

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) nhấn mạnh: “Thông qua việc đào tạo các kỹ năng số, bao gồm: kỹ năng, khả năng, kiến thức và thói quen làm việc... Chương trình “Cơ hội mới” được kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu công việc, giúp công nhân tiếp cận và sử dụng công nghệ số thành thạo. Từ đó giúp họ có nhiều cơ hội nhận được những công việc phù hợp và thăng tiến trong sự nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với NLĐ trong bối cảnh các hình thái công việc và tính chất công việc không ngừng thay đổi.”

Mở ra nhiều cánh cửa mới với nhiều ngành nghề mới

Cơ hội “vàng” cho công nhân, người lao động tiếp cận thị trường lao động số
Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia trình bày Chương trình “Cơ hội mới”. Ảnh: D. Minh.

Xuyên suốt chương trình, đại diện các bộ, ban, ngành cùng các đơn vị trong nước và quốc tế khác đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về thực trạng việc làm và thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới. Phiên thảo luận “Cơ hội mới cho công nhân” cho thấy, dù đối mặt với những thách thức nhưng mở ra những cánh cửa mới, xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc mới.

Tại Diễn đàn, đã có những đề xuất giải pháp thiết thực cho công nhân thất nghiệp, mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp và tiếp cận công nghệ mới để “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong quá trình chuyển đổi số.

Bà Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: “Đào tạo kỹ năng cần ưu tiên cho những người mất việc, đang tìm việc mới. Đây chủ yếu là những NLĐ đã lớn tuổi, do đó, các chương trình đào tạo không chỉ là mang lại việc làm, kỹ năng mới mà còn là quá trình chuẩn bị tâm lý giúp cho họ sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng đón nhận cơ hội mới’.

Cơ hội “vàng” cho công nhân, người lao động tiếp cận thị trường lao động số
Bà Gulmira Asanbaev, Giám đốc Hệ sinh thái năng suất cho Chương trình Việc làm bền vững Việt Nam - ILO. Ảnh: D. Minh.

Theo bà Gulmira Asanbaev, Giám đốc Hệ sinh thái năng suất cho Chương trình Việc làm bền vững Việt Nam - ILO, thị trường việc làm thế giới và khu vực ASEAN đều đã có sự chuyển dịch do AI, Big data. Những công nhân có kỹ năng tốt có thể đón nhận cơ hội này để tăng thêm thu nhập và thay đổi việc làm. "Kỹ năng số ngày càng trở thành phương tiện quan trọng trong thị trường việc làm", bà Gulmira Asanbaev nhận định.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: "Công việc yêu cầu sử dụng máy tính ở mức độ cao đang tăng nhanh. Những ngành nghề đang phát triển mạnh cũng có xu hướng yêu cầu sử dụng máy tính cao hơn. Vì vậy, Việt Nam cần cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về các ngành nghề đang phát triển cho sinh viên, người tìm việc, cập nhật danh sách các ngành nghề đang phát triển và theo dõi xu hướng thị trường hằng năm, khảo sát doanh nghiệp để đảm bảo điều chỉnh kịp thời các chiến lược hình thành kỹ năng và dịch vụ hỗ trợ việc làm".

“Cơ hội mới” đặt mục tiêu có 300 công nhân tham gia đào tạo (20% là nữ giới). Sau đào tạo, 50% có việc làm tốt hơn. Việc đào tạo được thực hiện trực tuyến, bảo đảm việc làm đầu ra phù hợp với trình độ, kỹ năng, độ tuổi.

Cơ hội “vàng” cho công nhân, người lao động tiếp cận thị trường lao động số
Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ tại Diễn đàn. Ảnh: D. Minh.

Trong khuôn khổ sự kiện, Lễ ký kết hợp tác hoạt động thí điểm “Chuyển đổi số cho công nhân Việt Nam” giữa Chương trình Hỗ trợ tăng trưởng Kinh tế ở châu Á của USAID (US-SEGA) và FUNiX cũng đã được diễn ra. Hoạt động thí điểm trên hứa hẹn giúp thu hẹp khoảng cách kỹ năng, kiến thức cho người công nhân, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bằng cách học hỏi và phát triển những kỹ năng mới, NLĐ nói chung và công nhân nói riêng có thể định vị bản thân để tận dụng những cơ hội mới đang có trên thị trường việc làm.

Doanh nghiệp trên đà phục hồi, thị trường lao động Thái Bình từng bước khởi sắc Doanh nghiệp trên đà phục hồi, thị trường lao động Thái Bình từng bước khởi sắc

Để tuyển dụng được lao động, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thái Bình không chỉ tham gia các phiên giao dịch việc ...

Bài 3: Từ tiếp cận thụ hưởng chính sách của CNLĐ đến phát triển thị trường lao động Bài 3: Từ tiếp cận thụ hưởng chính sách của CNLĐ đến phát triển thị trường lao động

Trước tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, một trong ...

Bài 2: Đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người lao động Bài 2: Đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người lao động

Với tình hình việc làm gặp nhiều khó khăn sau đại dịch và tình trạng thiếu đơn hàng dẫn đến hoạt động cầm chừng của ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm