Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, không ít người trẻ chọn con đường bám trụ ở đô thị lớn để tìm nhiều cơ hội hơn cho bản thân nhưng bên cạnh đó, vẫn có những người chọn con đường quay về làng quê để làm việc, để cống hiến.
Cô giáo trẻ mang tiếng Anh về làng
Cô giáo trẻ Phan Thị Bích Thảo và các em nhỏ sau những giờ học.. Ảnh: NVCC

Ước muốn đơn giản, bình dị

Từ khi là sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, cô giáo trẻ Phan Thị Bích Thảo (sinh năm 1996), hiện đang là giáo viên Trường Tiểu học số 2 Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, đã nỗ lực trong học tập cũng như rèn luyện.

Đối với cô, tuổi trẻ gắn liền với hoạt động Đoàn, gắn liền với những trải nghiệm. Thảo không ngại tham gia các câu lạc bộ kĩ năng, các cộng đồng Tiếng Anh để học hỏi, trau dồi vốn ngoại ngữ của bản thân và còn rèn luyện những kĩ năng mềm, sự tự tin cho chính mình. Dù bản thân rất năng động, tính cách khá hướng ngoại nhưng cô lại nuôi trong mình nguyện vọng sau khi ra trường sẽ quay trở về quê hương để dạy những con chữ, những bài học cho các em nhỏ. Nhìn thấy trẻ em ở vùng nông thôn quê nhà hằng ngày chơi đùa lấm lem ở bãi cát, ở cánh đồng, cô càng yêu thương, lại càng trăn trở.

Ở thành phố giờ này, những bạn đồng trang lứa với tụi nhỏ đang được ba mẹ chăm bẵm từng tí, được tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến hiện đại, đặc biệt được đặt ra những nền tảng kiến thức đầu đời, được mở ra trước mắt những chân trời mới rực rỡ. Thấu hiểu được những thiệt thòi của trẻ em Hòa Vang, Thảo đã dành hết niềm đam mê, tâm huyết của mình để trở thành cô giáo của các em nhỏ. Điều này không ai khác là những thầy cô đồng nghiệp, là học sinh và cả cha mẹ học sinh, họ cảm nhận được lòng yêu nghề, yêu trẻ rất đáng quý của cô giáo.

Trong dạy học, cô cố gắng tạo ra nhiều cơ hội nhất có thể để mỗi em được thực hành, được trải nghiệm đúng nghĩa. Cuối năm học, cô lại đứng ra quyên góp sách cũ, vở và đồ dùng học tập để giúp đỡ cho các em nhỏ vùng Tây Nguyên Chư Sê.

Rất nhiều người hỏi Thảo: "Tại sao lại quay về Trường Tiểu học Hòa Nhơn 2?". Thảo chia sẻ: “Đó là một sự đánh đổi rất đáng. Khó khăn đó, trở ngại đó nhưng tôi sẽ mạnh mẽ để vượt qua. Tôi đang cố gắng từng ngày. Tôi muốn những người yêu thương tôi và người tôi yêu thương được hạnh phúc. Ước muốn chỉ đơn giản, bình dị vậy thôi!”

Cô giáo trẻ mang tiếng Anh về làng
Hai lớp học của “Tiếng Anh 1 Đô” được cấp chứng nhận và trao quà sau khi hoàn thành khóa học. Ảnh: NVCC

“Tiếng Anh 1 Đô”

Không chỉ làm tròn nhiệm vụ công việc giảng dạy của mình ở trường, Thảo còn tham gia vào dự án “Tiếng Anh 1 Đô” cùng với những người bạn của mình. Bởi lẽ, là một người con sinh ra và lớn lên ở nông thôn, hơn ai hết Thảo hiểu được những thiệt thòi của trẻ em nơi đây.

Sự phát triển chóng mặt của cách mạng công nghệ 4.0 khiến thế hệ trẻ em “sinh ra từ làng” sớm bị “lạc nhịp” khi không có điều kiện tiếp cận các phương tiện hiện đại để kịp trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, đặc biệt là ngoại ngữ.

Dự án “Tiếng Anh 1 Đô” mong muốn được đồng hành với trẻ em nông thôn trong việc mang tiếng Anh về những làng quê xa xôi, hẻo lánh - nơi mà con người vẫn còn đang mải mê quay cuồng trong “cơm áo gạo tiền” và Tiếng Anh là thứ còn ở tận trời Tây! “Tiếng Anh 1 Đô” với sức trẻ của mình, mong muốn được san sẻ phần nào những khó khăn của mảnh đất này.

Sau bao nhiêu trăn trở và vất vả, dự án đã được đi vào hoạt động từ 1/6/2019. Bích Thảo là cô giáo đứng lớp chủ chốt của dự án. Giải thích về tên “Tiếng Anh 1 Đô” của nhóm, Thảo chia sẻ: “Đó là kinh phí đầu tiên do những người trong nhóm lập ra, đóng góp khoảng tầm 1 đô la Mỹ, đó cũng là kỉ niệm đầu tiên của nhóm”.

Đến nay đã có hai cơ sở dạy học tại xã Hòa Khương và xã Hòa Nhơn với số lượng khoảng 30 học sinh. Các bạn trong dự án cùng nhau xây dựng nên một chương trình Tiếng Anh có đến 6 bậc dành cho các em từ 6 đến 11 tuổi. Sau khi học xong 6 bậc này, các em sẽ có đủ kiến thức cơ bản về tiếng Anh và tự tin giao tiếp.

Cô giáo trẻ mang tiếng Anh về làng
Tình cảm yêu thương giữa cô giáo và học sinh. Ảnh: NVCC

Lớp học miễn phí “Tiếng Anh 1 Đô” không chỉ là những bài giảng khô khan mà các bạn trong dự án đã xây dựng nhiều hoạt động vừa học vừa chơi để cô và trò có thể tương tác hiệu quả với nhau. Bích Thảo và các bạn trong dự án không ngừng thiết kế các hoạt động trải nghiệm dành cho các em.

“Tiếng Anh 1 Đô” đã giúp cho cả thôn làng cháy rực lên tinh thần học tiếng Anh. Học sinh thì hăng say, phụ huynh thì vui chẳng kém. Khi được hỏi muốn học tiếng Anh hay không, các em liên tục gật đầu và nói muốn. Đôi mắt các em trong sáng long lanh, sáng như tâm hồn của các em vậy. Tuổi thơ các em sẽ càng đẹp hơn nếu có những kỉ niệm với lớp học "Tiếng Anh 1 Đô" khi các em được tiếp xúc với tiếng Anh, được vui chơi trong những buổi học, được làm quen với những bạn mới. Chính các em là thế hệ tiếp theo làm rạng danh mảnh đất Hòa Vang, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, đất nước phồn vinh.

Thường ai cũng sẽ mong được nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Nhưng dù bận rộn với công việc giảng dạy ở trường, cô giáo Bích Thảo vẫn rất cố gắng trong dự án của mình, vẫn đều đặn dạy các em vào hai ngày cuối tuần, vẫn dành thời gian để đầu tư vào soạn bài, thiết kế các kế hoạch tổ chức hoạt động cho các em. Chẳng vì gì cả, chỉ vì tình thương yêu của cô giáo trẻ dành cho các em nhỏ ở nông thôn.

“Tiếng Anh 1 Đô” đang thực sự lan tỏa những giá trị mà dự án mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là cho các em nhỏ nông thôn được mọi người trân quý và công nhận. Bích Thảo và các bạn trẻ trong dự án đang cố gắng hết mình để mang tiếng Anh đến gần hơn với thật nhiều trẻ em nông thôn không chỉ ở Hòa Vang mà còn ở nhiều vùng quê khác trên cả nước.

Lớp học "Tiếng Anh 1 Đô" được sinh viên Nguyễn Thanh Long (SN 1997, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) cùng một nhóm bạn trẻ ở Đà Nẵng lập nên, với sứ mệnh dạy miễn phí tiếng Anh cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi ở vùng nông thôn ngay tại địa phương các em sinh sống.

Lớp học được mang tên "Tiếng Anh 1 Đô" là vì ban đầu các thành viên trong nhóm đóng góp mỗi người khoảng 25 nghìn đồng, tương đương với 1 đô Mỹ. Các thành viên còn tham gia vận động kinh phí từ các cá nhân đóng góp mỗi người 1 đô Mỹ. Từ nguồn quỹ đó nhóm sẽ tích góp mua dụng cụ học tập và mở các lớp tiếng Anh miễn phí trên địa bàn Đà Nẵng.

Cô giáo trẻ mang tiếng Anh về làng
Các cô giáo nhà trẻ tư: Các cô giáo nhà trẻ tư: "Chỉ mong hết dịch nhanh để được đứng lớp"

Học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, nhiều nhà trẻ tư đóng cửa trong thời gian dài đã khiến cuộc sống của các cô giáo ...

Cô giáo tận tâm với sự nghiệp giáo dục Cô giáo tận tâm với sự nghiệp giáo dục

Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2008, cô Ngụy Thị Thái về công tác tại Trường THCS Lý Thường Kiệt (Đống ...

Nhà giáo và những tình huống có thể xảy ra tai nạn nghề nghiệp Nhà giáo và những tình huống có thể xảy ra tai nạn nghề nghiệp

Nhà giáo - nghề giáo cũng có không ít tai nạn nghề nghiệp xảy ra do chủ quan hoặc khách quan. Trong thực tế, có ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm