Kinh tế - Xã hội

Chuyện cuối tuần: Để mùa cưới đúng nghĩa... mùa vui

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Mùa cưới ngày xưa thường diễn ra vào tháng chẵn Âm lịch, còn ngày nay thì hầu như mùa nào cũng cưới, bất kể Xuân, Hạ, Thu, Đông và hầu như tháng nào cũng có đám cưới, nhộn nhịp nhất là vào mùa Xuân.
Mùa cưới: Mùa vui hay mùa gì đây?
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên tổ chức đám cưới tập thể của 18 cặp đôi công nhân. Ảnh minh họa: TL

Theo phong tục, người ta hay đi xem bói chọn ngày cưới, nhưng thật lạ, hầu như không hẹn mà gặp, các thầy bói đều chọn được ngày lành, tháng tốt vào dịp cuối tuần (ngày nghỉ của người làm việc Nhà nước hay doanh nghiệp)!

Trong đám cưới theo phong tục cổ truyền, người ta thường trang hoàng hai chữ Hán “song hỷ” có nghĩa là hai niềm vui trong hôn nhân và mọi người đến dự lễ cưới để chung vui trong một ngày hệ trọng bậc nhất của một đời người, đánh dấu một cột mốc lớn lao của đôi lứa.

Tuy nhiên mặt trái của đám cưới ngày càng khiến cho hầu hết mọi người mệt mỏi vì quá tải nhiều bề, vì mệt mỏi và nhiều khi gần như kinh hãi. Trước hết là vấn đề tài chính.

Ngày trước mừng cưới cũng đơn giản, nhẹ nhàng, không nặng về vật chất, kim tiền nhưng nay thì khác. Người ta đặt tiệc cưới cho dịch vụ, giá thành tính theo suất ăn, rồi còn bia bọt, nước giải khát, rồi rạp cưới, rồi nhạc, rồi người dẫn chương trình, trăm thứ tiền, chưa kể nhiều nhà đặt tiệc ở các khách sạn sang trọng thì tiền đặt lại cao lên. Vì thế người được mời phải tính đến chi phí mà gởi quà mừng cho tương xứng và còn dư ra nhiều ít gọi là chúc phúc, kẻo nếu không thì người mời lại chê cười khách so đo, keo kiệt.

Vậy là khách mời ai cũng phải rán ruột, có khó đến mấy cũng phải "rán sành ra mỡ", thiếu ăn cũng được nhưng phải mượn tiền đi ăn đám cưới. Người khá giả cũng không mấy vui khi nhận được thiệp mời còn người có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp thì chắc chắn lo méo mặt. Nhiều câu hỏi thường ngày khi mọi người gặp nhau: “Nhà ấy có mời ông (bà) đám cưới không, không à, vậy là thoát rồi!”.

Chưa kể nhiều người dở mếu dở cười vì tệ nạn mời đám cưới tràn lan, vô tội vạ, mới biết nhau uống cà phê vài lần cũng mời cưới, bạn học mấy chục năm qua không liên lạc, nay bỗng dưng mời cưới... trong lúc lẽ ra phải cân nhắc, lựa chọn khách mời đám cưới. Chưa tính đến chuyện "buôn đám cưới" vì tính toán mời nhiều sẽ có lãi?!

Đến đám cưới cũng phải chịu đựng nhiều cảnh phiền toái hoặc không như ý. Chẳng hạn nếu ngồi chung bàn với bạn bè, người quen thì dẫu sao cũng còn ý nghĩa nhưng nếu phải ngồi với người xa lạ thì như bị “bắt cóc bỏ dĩa” miễn cưỡng đủ đường. Thôi thì ăn uống qua loa rồi còn về nhà hay chạy “sô” đám cưới khác. Về đến nhà vẫn thấy bụng đói vì có ăn uống gì đâu, lại phải ăn mì tôm hay cơm nguội nếu như không ăn quán.

Đến đám cưới phải chịu đựng cảnh tra tấn của người dẫn chương trình thường (được lạm dụng gọi theo tiếng Anh là M.C). Những người này thường là tay ngang, hơi hoạt ngôn, tếu táo nên chọn nghề dẫn chương trình đám cưới. Họ thường ưa chi nói nấy, đặt vần vè lung tung, nôm na mách qué, gán ghép thơ nhạc theo kiểu “lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia”, rồi dùng từ sai bét. Chẳng hạn từ chỗ làm lễ thành hôn hay tiệc cưới không phải được gọi quái gỡ là “hôn trường” nhưng họ vẫn vô tư mở miệng là hôn trường và hầu như đám cưới nào cùng vậy khiến người nghe có hiểu biết như ăn cơm gặp sạn lâm vào cảnh dở khóc, dở cưới.

Còn một chuyện ai cũng kêu ca là âm lượng đám cưới, nhất là dàn nhạc thường quá lớn, quá sức chịu đựng của con người. Cả tiệc cưới ầm ỉ bởi âm thanh này, không ai nói ai nghe. Nhiều khách mời đám cưới là bà con, bạn bè lâu ngày gặp nhau nhưng chẳng thể nào hỏi han, trò chuyện vì âm thanh dàn nhạc cứ như đấm vào tai. Lạ một điều là nhiều người lại cho rằng đám cưới nhạc to mới là đám cưới to, hoành tráng cho bằng với thiên hạ?!

Còn nhiều chuyện không bình thường nhưng rồi lại coi như bình thường từ đám cưới, kể cả ngày cũng không hết và có lẽ mọi người đều biết. Nhưng chừng ấy những nỗi khổ vì đám cưới theo tôi là quá đủ, thậm chí quá tải khiến người dân cả nước kêu ca, nhưng hầu như ai cũng gần như bất lực phải sống chung với đám cưới như sống chung với lũ. Tôi nghĩ vậy về đám cưới, còn bạn, bạn nghĩ sao?

Từ lâu đã có chủ trương văn hóa đúng đắn về đám cưới vui tươi, tiết kiệm nhưng vì sao không thể thành công, không thành nếp mới trong đời sống hôm nay? Câu trả lời chắc sẽ có ở mỗi người, để từ đó tìm được tiếng nói chung nhằm cải thiện tình hình để mùa cưới đúng nghĩa là mùa vui.

Những điểm chụp ảnh cưới đẹp trong mùa thu yêu thương Những điểm chụp ảnh cưới đẹp trong mùa thu yêu thương

Ảnh cưới là chứng nhân lưu giữ lại những giây phút lãng mạn ngọt ngào nhất của các cặp đôi, nên ai cũng muốn đến ...

Người lao động tất bật mua sắm trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm Kỷ Hợi Người lao động tất bật mua sắm trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm Kỷ Hợi

Nhiều người lao động đã đưa cả gia đình đi sắm tết tại các trung tâm thương mại trong ngày chủ nhật cuối cùng của ...

"Đám cưới mùa dịch" - hạnh phúc bất ngờ tìm thấy trong khu cách ly

“Nhân duyên đúng là một ẩn số. Mình không nghĩ rằng hạnh phúc cuộc đời lại được tìm thấy ở khu cách ly tập trung” ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm