Kinh tế - Xã hội

Chuyện cuối tuần: Cần nhìn nhận đầy đủ hơn về giáo dục lịch sử

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Trong nhiều ngày qua, dư luận cả nước xôn xao về chuyện môn học lịch sử không phải là môn học bắt buộc ở THPT. Nhiều luồng ý kiến xung quanh vấn đề này và nổi lên là chuyện phản ứng với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là đã xem nhẹ, coi thường, thậm chí bỏ rơi môn lịch sử. Dư luận tỏ ra lo lắng cho con em mình vì cảm thấy bất an khi nhìn nhận "hậu vận" môn lịch sử.
Chuyện cuối tuần: Cần nhìn nhận đầy đủ hơn về giáo dục lịch sử
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai đối với khối lớp 10, Lịch sử sẽ trở thành môn học lựa chọn. (Ảnh: Báo Tin tức)

Ngay hôm qua, khi đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư cùng các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở TP. Đà Nẵng, nhiều người dân đã phản ánh ý kiến của mình về nội dung nói trên.

Trong các ý kiến phê phán Bộ GD&ĐT có những cách đánh giá cần được quan tâm: "Hà cớ gì lại không để môn Lịch sử thành môn bắt buộc mà lại thành tự chọn ở THPT, như vậy là đánh mất Lịch sử...?"; "Học sử để hiểu biết truyền thống, học để yêu nước, nếu xem nhẹ điều này thì sợ rằng học sinh sau này không biết đến truyền thống, không có tinh thần yêu nước...".

Những quan điểm này nhanh chóng được nhiều người ủng hộ, đã có những biểu hiện cực đoan khi bày tỏ ý kiến. Sự quan tâm của phụ huynh là điều dễ hiểu và đáng mừng, nhưng cách nhìn và thái độ ra sao thì chính xác và đúng mực? Xin nêu vài ý kiến để rộng đường dư luận.

Trước hết, cần khằng định ngay rằng môn Lịch sử có một vai trò cực kỳ quan trọng không thể thay thế trong giáo dục phổ thông. Vấn đề là dạy và học như thế nào mà thôi.

Thứ nữa, cần nhắc lại và nhấn mạnh rằng khung chương trình môn học Lịch sử năm 2018 đã có những tiếp thu ý kiến xã hội và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, điều này nhiều chuyên gia đã chính thức khẳng định. Cho nên dù có thành môn tự chọn ở cấp học THPT thì phần kiến thức cơ bản đã được dạy từ lớp 1 đến lớp 9, hơn nữa nó còn được tích hợp trong phần học lịch sử địa phương, môn Giáo dục quốc phòng... nên nói môn Lịch sử bị "bỏ bê" ở THPT là chưa thỏa đáng. Nếu cần nói thì nên cập nhật đúng mức các sự kiện lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa, về chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979... để lấp đầy các "khoảng trống" lịch sử.

Cần phải thấy rằng việc tiếp nhận môn Lịch sử là một chuỗi liên hoàn. Bộ GD&ĐT cần đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa phù hợp là tốt nhưng nếu trình độ, thái độ giáo viên trong việc dạy chưa tương thích thì dạy môn Lịch sử vẫn chưa thể thành công.

Tiếp đó việc khẳng định học lịch sử là để biết truyền thống, để yêu nước thì cách đặt vấn đề tuy không sai nhưng chưa đủ. Vì học các môn Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng... cũng để hiểu truyền thống, để yêu nước... Hơn nữa học và hành là hai chuyện khác nhau. Vấn đề ở đây là sau khi "học" thì phải cố gắng "hành" cho đúng, nếu không tu dưỡng, rèn luyện bản thân cho tốt thì "hậu vận" vẫn rất dễ gặp tai họa, do tự mình chuốc lấy. Vấn đề cá nhân nêu gương cũng là câu chuyện có ý nghĩa quan trọng và thời sự trong việc giáo dục lịch sử và đạo đức cho học sinh.

Cuối cùng thì vẫn rất cần phải nói thêm rằng: Mặc dù việc dạy và học môn Lịch sử trước hết là trọng trách của ngành Giáo dục, tuy nhiên cần nhìn rộng ra còn có trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan, bộ, ngành khác, chẳng hạn ngành Văn hóa, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh... Ví như cho đến nay vẫn còn ít tiểu thuyết lịch sử thực sự hấp dẫn, đặc biệt là thiếu hẳn phim truyền hình, điện ảnh về lịch sử hấp dẫn đông đảo công chúng, để khán giả, nhất là giới trẻ chuộng phim Trung Quốc, Hàn Quốc... hiểu lịch sử nước ngoài hơn nước mình thì đây là câu chuyện chung rất đáng báo động của toàn xã hội, cần phải được nhìn nhận và điều chỉnh ở tầm vóc quốc gia, những định hướng chính sách từ cấp vĩ mô như: Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Còn như cách nói dẫn đến những cách hiểu khác nhau gây nên phản ứng từ dư luận của Bộ GD&ĐT thì đã được phân tích và phản hồi cần thiết. Việc học Lịch sử ở THPT ngành chủ quản cũng sẽ tiếp tục cân nhắc, xem xét.

Ngay trong cuộc tiếp xúc cử tri Đà Nẵng hôm 13/5, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã nói rõ: "Tôi thấy, có một cách nói, cách diễn đạt là bỏ môn Lịch sử ra ngoài môn học bắt buộc, hay môn học Lịch sử không còn là môn học bắt buộc thì tôi nghe cũng không đồng tình. Ở đây không chỉ cử tri bức xúc đâu, nhiều lãnh đạo cấp cao cũng quan tâm về chuyện này. Tôi cũng có chỉ đạo Ban Tuyên giáo nghiên cứu rà soát cùng Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT và Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Quốc hội nghiên cứu đánh giá lại cho thật kỹ, công bố số liệu để Nhân dân cả nước biết. Trung ương cũng đang chỉ đạo để rà soát, xem xét làm rõ lại...".

Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường? Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường?

Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa ...

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày ...

Lịch sử không phải là truyền thuyết Lịch sử không phải là truyền thuyết

Mấy ngày qua có hai câu chuyện liên quan đến lịch sử được dư luận quan tâm, sôi nổi luận bàn cả trên báo chí ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm