![]() |
Hiện trường vụ sập công trình tại Phú Thọ. Ảnh: Vietnamnet |
Vụ taluy đổ sập tại công trình Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (phường Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ) xảy ra ngày 1/9 đè chết 4 công nhân là vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng.
Vụ tai nạn lao xảy ra khi nhóm công nhân đang thi công phần móng của công trình bờ kè taluy cao khoảng 7m, dài 20m, đào sâu khoảng 2m.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hồ Đại Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Do thời tiết mấy ngày vừa qua mưa quá lâu và việc khảo sát khu vực đất liền kề chưa được cụ thể dẫn tới việc quá trình thi công đã bị toàn bộ phần đất đắp đổ ập xuống”.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tai nạn trong lĩnh vực xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở nước ta hằng năm. Vụ sập công trình tại Phú Thọ làm chết 4 công nhân một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng mất an toàn trong xây dựng.
![]() |
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm người bị vùi lấp. Ảnh: N.Long |
Trao đổi với PV Cuộc sống An toàn, đồng chí Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: “Hiện nay, vụ sập công trình tại Phú Thọ đang được cơ quan điều tra, đánh giá để có kết luận cuối cùng. Qua đánh giá ban đầu tại hiện trường, Cục An toàn Lao động nhận định, đơn vị thi công, nhà thầu đã không xây dựng biện pháp đảm bảo an toàn thi công, đặc biệt đã bỏ qua khâu khảo sát thực tế tại hiện trường”.
Để tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng, ngày 10/11/2014, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra việc tuân thủ các quy định kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng. Theo đó, các đơn vị cần tổ chức phổ biến, hướng dẫn "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia An toàn trong xây dựng" mã số QCVN18:2014/BXD (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 5/9/2014).
![]() |
Hiện trường vụ việc nhìn từ trên cao. Ảnh: N.Long |
Quy chuẩn 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng quy định những yêu cầu kỹ thuật an toàn trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (gọi chung là công trình xây dựng). Theo Quy chuẩn này, các yêu cầu về trang bị an toàn cho người lao động, kiểm định an toàn máy móc trên công trường tuân theo các quy định hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài quy định trên, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; Thông tư số 03/2019/TT-BXD ngày 30/7/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình…
Trong đó, Điều 4 Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định:
"Điều 4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại Điều này đối với phần việc do mình thực hiện.
4. Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.
5. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
….” .
Cũng theo ông Nguyễn Anh Thơ: “Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng do không đủ năng lực nên đã bỏ qua khâu xây dựng biện pháp thi công đảm bảo an toàn, không tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trường một cách đầy đủ khi thi công trong điều kiện địa chất phức tạp. Từ hiện trường vụ sập công trình tại Phú Thọ cho thấy khi tổ chức đào móng, chủ thầu đã không bố trí hào che chắn và có kê kích đảm bảo an toàn cho công nhân”.
![]() |
Nỗi đau tai nạn lao động của gia đình các nạn nhân vụ sập tường ở Đồng Nai. |
"Việc vi phạm quy định về không khảo sát, đánh giá hiện trường đang bị không ít chủ thầu xây dựng bỏ qua. Trong vụ sập tường làm chết 10 công nhân tại khu công nghiệp Giang Điền, Trảng Bom (Đồng Nai) là minh chứng cho việc thi công xây dựng trong thời điểm trời mưa, địa chất bị ảnh hưởng sụt lún nhưng không được nhà thầu khảo sát kỹ càng và xây dựng biện pháp thi công an toàn. Trước tình hình các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra gần đây, Cục An toàn Lao động đã tham mưu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tăng cường thanh tra lao động trên cả nước nhằm siết chặt hơn nữa công tác an toàn xây dựng từ nay đến cuối năm" - ông Nguyễn Anh Thơ cho biết. |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
