Phóng sự điều tra
Vụ lật xe khách chở 21 công nhân:

Chờ giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

HẢI YẾN - THU NGÂN
Vụ lật xe khách chở 21 công nhân tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - đã được Tạp chí LĐ&CĐ phản ánh bằng loạt bài viết gần đây - một lần nữa cảnh báo về nguy cơ mất an toàn giao thông từ dịch vụ xe đưa đón công nhân tự phát tại các khu công nghiệp. Trong đó, công nhân bị thương nặng nhất (mất một cánh tay) đang chờ các thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tai nạn từ dịch vụ tự phát

Trở về nhà từ bệnh viện, chị Lục Thị Liên (công nhân Công ty Newwing Technology, có trụ sở tại Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang) chỉ còn lại một cánh tay do bị thương trong vụ lật xe khách. Gia đình chị thuộc diện khó khăn của xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn.

Chờ giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Công đoàn Công ty Newwing Technology hỗ trợ chị Lục Thị Liên (người bị đứt lìa cánh tay). Ảnh: HẢI YẾN.

Anh Trần Văn Phố, chồng của chị Liên chia sẻ: “Sáng sớm ngày 3/8, cả nhà tôi giật mình khi được Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn thông báo vợ bị tai nạn, đứt lìa cánh tay. Chân tay rụng rời, tôi gửi con nhỏ cho bố mẹ rồi tới ngay bệnh viện”.

Theo kết luận tại Biên bản hiện trường của Công an huyện Lục Ngạn, khoảng 5 giờ 40 phút ngày 03/8, tại địa phận thôn Cầu Đất (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), xe ô tô biển kiểm soát 99F-000.24 do anh Vi Văn Ái (sinh năm 1977) điều khiển, chở 21 công nhân trên đường đi làm bị mất lái, đổ lật xuống vườn cam. Vụ tai nạn khiến chị Lục Thị Liên đứt lìa cánh tay phải, 04 công nhân khác bị thương; xe ô tô hư hỏng nặng và nhiều người phải tạm nghỉ làm.

Kết quả kiểm tra nồng độ cồn cho thấy lái xe không sử dụng bia, rượu khi đang vận hành phương tiện. Tất cả giấy tờ xe có đầy đủ, phương tiện còn thời hạn kiểm định. Công an huyện Lục Ngạn vẫn đang tiếp tục điều tra để xác minh nguyên nhân gây tai nạn lật xe. Hầu hết các công nhân bị thương trong vụ lật xe khách nói trên đều có hoàn cảnh khó khăn. Hằng ngày, họ đến điểm hẹn tại Quốc lộ 31 (đoạn qua huyện Lục Ngạn) chờ xe. Số tiền phải đóng cho nhà xe là 1.100.000 đồng/người/tháng.

Chủ tịch Công đoàn Công ty Technology Newwing Trần Kim Chi khẳng định, chính sách của Công ty là hỗ trợ trực tiếp tiền xăng xe cho người lao động 500.000 đồng/người/tháng. Trong trường hợp này, công nhân chủ động liên hệ với nhà xe tư nhân để tổ chức đưa đón.

Ông Hoàng Thế Hanh, Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang cho biết, do nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp lớn, Sở đã cấp hơn 1.500 lượt biển hiệu “Xe đưa đón công nhân” cho các phương tiện để đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, một số đơn vị, cá nhân đã tự tổ chức vận chuyển công nhân bằng xe ô tô nhưng vi phạm các quy định của pháp luật; hoặc các nhóm công nhân ở một số huyện tự ý thuê xe, hoặc các nhà xe đứng ra kí hợp đồng vận chuyển, đưa đón mà không có biển hiệu do Sở cấp. Những xe này đã được phát hiện trong khu công nghiệp. Các phương tiện này còn không lập danh sách công nhân có mặt, vi phạm quy định vận tải hành khách và phòng, chống dịch Covid-19.

Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Giang đã làm việc với một số trường hợp vi phạm và lập biên bản xử lý đối với người điều khiển xe ô tô, tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Đồng thời phối hợp cùng lực lượng thanh tra giao thông yêu cầu các doanh nghiệp, nhà xe, cá nhân kinh doanh, vận tải hành khách, đưa đón công nhân chấp hành nghiêm quy định pháp luật và quy định phòng, chống dịch, yêu cầu người lao động không di chuyển bằng xe tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Chờ giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Vụ tai nạn khiến chị Lục Thị Liên bị đứt lìa cánh tay. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống.

Công đoàn sẽ làm việc với Công ty để đảm bảo quyền lợi công nhân

Chủ tịch Công đoàn Công ty Trần Kim Chi cho biết thêm: “Tổ An toàn Công nghiệp của Công ty (chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến giao thông trên đường đi làm của công nhân) đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục gửi cơ quan chức năng để giải quyết chế độ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động cho người lao động. Qua kết quả giám định thương tật, chị Liên có tỉ lệ tổn thương cơ thể 80%. Sau khi tổng hợp kết quả thương tật của chị Liên và 4 công nhân còn lại, Công đoàn sẽ làm việc với Công ty để đảm bảo quyền lợi cho chị”.

Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật, Công đoàn tỉnh Đồng Nai, chị Lục Thị Liên sử dụng phương tiện đi lại để phục vụ cho công việc không phải do Công ty thuê nên không thể xác định được vụ tai nạn có liên quan đến quan hệ lao động với Công ty. Chị Liên và chủ của phương tiện xe gây ra tai nạn đã xác định quan hệ về mặt dân sự. Muốn xác định trách nhiệm giải quyết cho các bên liên quan, phải căn cứ vào Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây ra vụ tai nạn từ các cơ quan chức năng mới có thể tiếp tục kết luận được trách nhiệm và hướng xử lý cho người bị hại.

Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Nguyễn Mạnh Thông, Văn phòng luật sư Đông Nam Á phân tích, để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trước hết, cần có biên bản của cơ quan chức năng và người sử dụng lao động kết luận vụ tai nạn giao thông nói trên được coi là tai nạn lao động. Sau đó, căn cứ vào kết quả giám định y khoa xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp theo khoản 2, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

Người sử dụng lao động không phải chi trả chi phí y tế trong thời gian người lao động nghỉ điều trị và có trách nhiệm làm hồ sơ gửi đến Trung tâm Giám định Y khoa cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh (trực tiếp là Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) để làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Công nhân bị đứt lìa cánh tay có hoàn cảnh gia đình khó khăn Công nhân bị đứt lìa cánh tay có hoàn cảnh gia đình khó khăn

Theo ông Bùi Cao Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn), chị L.T. Liên - công nhân bị đứt lìa cánh ...

Sức khỏe của nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay đã ổn định Sức khỏe của nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay đã ổn định

Như thông tin trước đó, khoảng 5 giờ 40, sáng ngày 3/8, tài xế Vi Văn Ái (SN 1977, ở Ao Nhãn, Tân Hoa, Lục ...

Vụ lật xe khách ở Bắc Giang: Công nhân đang ngủ khi xảy ra tai nạn Vụ lật xe khách ở Bắc Giang: Công nhân đang ngủ khi xảy ra tai nạn

Anh Luân Văn Tình - một nạn nhân trong vụ lật xe khách tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết, lúc tai nạn ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm