Đời sống

Chảo lửa miền Trung quay cuồng với hạn hán kỷ lục lớn nhất

PV (T.H)
Tác giả: PV (T.H)
Mới chớm hè nhưng các tỉnh miền Trung đang trải qua đợt nắng nóng như đổ lửa. Có thời điểm, nhiệt độ vượt 40°C khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
chao lua mien trung quay cuong voi han han ky luc lon nhat
Các tỉnh miền Trung đang bị hạn hán nghiêm trọng - Ảnh minh họa

Ruộng đồng khô cháy

Hoạt động làm ăn, buôn bán, sản xuất của người dân tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đều bị đảo lộn, ngưng trệ vì nắng hạn gay gắt. Xã Phổ Cường, nơi được cho là “chảo lửa” của tỉnh Quảng Ngãi, mới buổi sáng mà nắng nóng đã như thiêu đốt, khiến cả vùng này trở nên tiêu điều, xơ xác.

Nhắc chuyện khô hạn, ông Nguyễn Văn Mót (52 tuổi, thôn Nga Mân, xã Phổ Cường) nói: “Lo lắm, mới đầu hè mà trời nắng gay gắt đến nghẹt thở. Tất cả đồng ruộng của thôn này đều bị nắng thiêu cháy hết. Mọi người rồi đây không biết lấy chi để sống, khi mà đến nước giếng cũng cạn. Đồng khô cỏ cháy khiến lũ bò chẳng tìm ra cỏ mà gặm”. Những cánh đồng Bài, Hầm, Công Điền, Gò Da khô hạn bủa vây, ruộng đồng khô cháy, nứt nẻ.

Nắng nóng khiến cánh thợ trồng dưa hấu ở vùng hạ du sông Côn chao đảo. Dưới những chòi canh dưa lợp bạt nóng hừng hực, những thợ chăn dưa cởi trần thở khó nhọc.

Thợ trồng dưa hấu Trần Hải (40 tuổi, ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) loay hoay sửa lều canh 17 sào dưa hấu ở hạ lưu sông Côn, nói: “Nhận biết được thời tiết có xu hướng khô hạn khốc liệt hơn nên cánh thợ trồng dưa hấu ở các vùng đều đổ về hạ du sông, ven biển để thuê đất ruộng lúa trồng dưa nhằm trốn hạn và sâu bọ…”.

chao lua mien trung quay cuong voi han han ky luc lon nhat
Hạn hán, thiếu nước khiến ruộng đồng khô nứt nẻ - Ảnh minh họa

Ở cánh đồng Trung Ái (xã Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), vợ chồng bà Lưu Thị Thảo kiệt sức vì chạy nước, cứu 22 sào lúa non. Dưới cái nắng gần 40°C, bà Thảo chỉ tay vào đám ruộng nứt nẻ, than: “Nắng khủng khiếp, 2 ngày nay, tôi với chồng phải trắng đêm để bơm nước cứu lúa. Cả cánh đồng hàng trăm hécta mà phần lớn bị nứt nẻ hết”.

La Hường được xem là một trong những vựa rau lớn nhất Đà Nẵng, nằm bên sông Cẩm Lệ. Những vườn rau, củ quả vốn xanh mướt quanh năm đã bị chết rụi, chỉ còn lại những mảnh đất trống trơn. Ông Mai Văn Y, nông dân tại vườn rau La Hường cho biết, ông trồng 1 mẫu rau gồm mướp, rau cải, rau muống, thế nhưng do nắng hạn và nhiễm mặn nên 30% diện tích bị hư hại.

Tình trạng xâm nhập mặn trên sông Cẩm Lệ xảy ra từ cuối năm 2019 đến nay, bây giờ lại thêm nắng nóng khốc liệt kéo dài, để cứu vườn rau của mình, người dân phải tự khoan giếng tìm nguồn nước ngọt để canh tác, nhưng nước giếng khoan cũng bị nhiễm mặn.

Nắng nóng cộng khô hạn kéo dài khiến cuộc sống người dân huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị đã khó nay càng khó khăn hơn. Nhiều cây trồng chủ lực như sắn, cà phê, tiêu bị khô hạn và sâu bệnh hoành hành làm ảnh hưởng tới năng suất, thời vụ.

Ông Hồ Văn (xã Thanh, huyện Hướng Hóa) cho biết, cả nửa năm trời hầu như chỉ toàn nắng và khô hạn khiến nước sông Sê Pôn cạn hết, đất trồng không có nước tưới nên cây sắn chết khô nhiều, số còn lại chậm phát triển.

“Gia đình tôi trồng gần 2ha sắn, từ khi trồng nhiều tháng liền không có mưa nên diện tích sắn phần bị chết, phần còn lại còi cọc, sâu bệnh hoành hành”, ông Văn buồn rười rượi nói.

Hạn hán khốc liệt, có hồ chứa cạn trơ đáy

Nắng nóng gay gắt khiến tình trạng hạn hán đang càng trở nên nghiêm trọng tại Trung Bộ. Theo ông Đặng Kim Cương - Giám đốc Sở NN&PTNT Ninh Thuận, mùa mưa năm 2019 trên địa bàn tỉnh kết thúc sớm, lượng mưa thấp, kết hợp nắng nóng nên lượng nước tích trữ tại các hồ rất thấp. Trong số 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh thì từ cuối tháng 5.2020, hồ Ông Kinh đã hết nước, 11 hồ chứa dưới mực nước chết, chỉ có 9 hồ chứa nước có dung tích trên mực nước chết nhưng cũng sẽ ở xấp xỉ mực nước chết nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài.

chao lua mien trung quay cuong voi han han ky luc lon nhat
Các hồ chứa nước ở miền Trung trơ cạn đáy - Ảnh minh họa

Tại Nghệ An, số hồ chứa có dung tích nước từ 50% đến trên 70% còn rất ít, có 965 hồ chứa nhỏ do xã và hợp tác xã quản lý đều chỉ đạt 50% - 65% dung tích thiết kế. Mực nước tại các công trình đầu mối như thượng lưu cống Nam Đàn, cống Nghi Quang (Nghi Lộc)... đều thấp hơn mực nước thiết kế; hồ Bản Vẽ (Tương Dương) cũng trong tình trạng tương tự. Theo Chi cục Thủy lợi Nghệ An, với thực trạng nguồn nước hiện tại, nếu thời gian tới tiếp tục không có mưa, nắng nóng và gió Tây Nam xuất hiện sớm thì hạn hán sẽ xảy ra trên diện rộng.

Tập trung chống hạn, cung cấp nước sinh hoạt cho dân

Cũng theo ông Đặng Kim Cương, hạn hán đã khiến 180 hộ với 703 nhân khẩu khó khăn về nước sinh hoạt, phải dựa vào nguồn nước do chính quyền địa phương, lực lượng quân đội... chở tới cung cấp.

Do hạn hán thiếu nước nên vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh Ninh Thuận phải dừng sản xuất khoảng 7.873ha gồm hơn 4.556ha lúa, hơn 3.317ha màu. Diện tích bị thiệt hại hơn 204ha. Trong vụ Hè - Thu, tỉnh Ninh Thuận bố trí sản xuất các khu tưới của hệ thống Sông Pha, Lâm Cấm, vùng đầu kênh Nam, kênh Chàm, kênh Bắc của đập Nha Trinh và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích vụ hơn 17.159ha gồm lúa, màu và thủy sản. Còn diện tích dừng sản xuất do thiếu nước tưới khoảng 15.360ha, trong đó diện tích lúa 10.837ha; màu 4.523ha.

chao lua mien trung quay cuong voi han han ky luc lon nhat
Thiếu nước nhiều ha hoa màu của nông dân bị thiệt hại nặng - Ảnh minh họa

Ông Đặng Kim Cương cho biết thêm, hiện nay chỉ còn 180 hộ với 703 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt, nhưng địa phương đã có kịch bản cụ thể đến từng đơn vị phải có trách nhiệm cung cấp nước sạch cho dân. Đối với nguồn thu Quỹ phòng chống thiên tai hiện nay đã thu được 2.102.749.537 đồng, Sở NN&PTNT tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, quyết định chi để mua 200 bồn chứa nước (loại 2m3/bồn) để hỗ trợ cho các địa phương bị thiếu nước sinh hoạt với kinh phí 850 triệu đồng.

Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận đã chủ động phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện giải pháp phòng chống hạn như: Triển khai các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện hạn hán (như mô hình tưới tiết kiệm, mô hình xem canh, luân canh có hiệu quả; quản lý nước trong ruộng lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng và chủ động tưới theo quy trình ướt - khô kẽ nhằm tiết giảm sử dụng nước trong sản xuất lúa), thực hiện phương án bảo vệ đàn gia súc, phương án phòng chống cháy rừng...

chao lua mien trung quay cuong voi han han ky luc lon nhat Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 11/6

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 11/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7,4 triệu người với hơn ...

chao lua mien trung quay cuong voi han han ky luc lon nhat Dừng đỗ trên cầu Nhật Tân: Hóng gió hay đùa giỡn với tử thần?

Từng có những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, xuất phát từ việc người dân dừng đỗ trên cầu Nhật Tân (Hà ...

chao lua mien trung quay cuong voi han han ky luc lon nhat "Rất gì và này nọ" hay bản lĩnh trong khó khăn?

Sản xuất gặp khó khăn do dịch bệnh, nhiều lao động mất việc làm. Bà mẹ đơn thân là những người vất vả nhất. Nhưng ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm