Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện?
Đời sống

Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện?

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Giai đoạn từ khi mang thai đến khi trẻ 8 tuổi được coi là "giai đoạn vàng" để chăm sóc và phát triển trẻ thơ một cách toàn diện. Đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và xã hội, đòi hỏi cha mẹ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của con.
Giảm tử vong sơ sinh: Nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam

Chuẩn bị sức khỏe trước sinh: Bước khởi đầu quan trọng

Sức khỏe của mẹ bầu đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Trong suốt 9 tháng mang thai, mọi dưỡng chất mẹ hấp thụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vì thế, các bà mẹ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, gồm các nhóm chất chính như protein, chất béo, carbohydrate cùng các vi chất quan trọng như sắt, canxi, acid folic, vitamin A, D và B1.

Song song với dinh dưỡng, việc tiêm phòng đầy đủ và khám thai định kỳ là không thể thiếu để đảm bảo mẹ và con đều khỏe mạnh. Đồng thời, cha mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn kiến thức nuôi dưỡng trẻ sau sinh và sắp xếp thời gian nghỉ thai sản hợp lý để dành sự chăm sóc tốt nhất cho trẻ trong những ngày đầu đời.

Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện?
Giai đoạn từ khi mang thai đến khi trẻ 8 tuổi được coi là "giai đoạn vàng" để chăm sóc và phát triển trẻ thơ một cách toàn diện. Ảnh: T. Thủy

Giai đoạn sau sinh: Dinh dưỡng và y tế là nền tảng

Tiêm chủng đầy đủ: Lá chắn bảo vệ trẻ nhỏ

Trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng yếu, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường và thời tiết. Việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và đúng phác đồ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu… Đây không chỉ là nhiệm vụ của y tế mà còn là trách nhiệm quan trọng của cha mẹ để đảm bảo sức khỏe trọn đời cho con.

Ngoài ra, cha mẹ cần trang bị kiến thức cơ bản để xử lý các bệnh thông thường của trẻ và chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi cần thiết.

Dinh dưỡng đúng cách: Chìa khóa cho sức khỏe dài lâu

Chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời - từ lúc mang thai đến khi trẻ 2 tuổi - đóng vai trò quyết định trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bổ sung dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ thường xuyên và đảm bảo trẻ có giấc ngủ đủ và chất lượng.

Chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời là "cửa sổ vàng" cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần:

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn ngoài từ khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.

Tránh cho trẻ ăn các thức phẩm chứa nhiều đường, muối hay gia vị mạnh.

Đáng chú ý, việc dạy trẻ kỹ năng ăn uống cũng rất quan trọng. Thay vì ép trẻ ăn hoặc sử dụng tivi, điện thoại như công cụ "mua chuộc", cha mẹ nên biến bữa ăn thành khoảng thời gian thú vị thông qua các trò chơi hoặc cho trẻ tham gia chuẩn bị món ăn. Điều này không chỉ giúp trẻ học cách ăn uống đúng mà còn tạo thói quen trân trọng thực phẩm và công sức người nấu.

Tương tác và trò chuyện: Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Tương tác thường xuyên với trẻ, như nói chuyện, chơi đùa hay đọc sách, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy. Cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để trò chuyện với con, lắng nghe và khuyến khích trẻ chia sẻ về thế giới xung quanh. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn tạo sự gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ được quan tâm và trò chuyện thường xuyên sẽ có xu hướng sống tình cảm hơn và dễ dàng mở lòng chia sẻ khó khăn với cha mẹ. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ bền chặt trong gia đình.

Môi trường sống an toàn: Yếu tố không thể thiếu

Trẻ cần được sống trong môi trường an toàn, sạch sẽ, có điều kiện vệ sinh tốt và nước sạch. Đặc biệt, trẻ không được đối xử bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Với những trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc sống trong gia đình yếu thế, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ xã hội là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cơ bản.

Học tập thông qua vui chơi: Phương pháp hiệu quả nhất

Học tập giai đoạn đầu đời không chỉ giới hạn ở trường học mà còn diễn ra qua các hoạt động vui chơi. Trẻ cần được khuyến khích khám phá thế giới xung quanh thông qua sách báo, kể chuyện và các hoạt động phù hợp với độ tuổi. Việc này không chỉ phát triển tư duy mà còn giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích học hỏi.

Phát triển toàn diện trẻ thơ là hành trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và đồng hành của cha mẹ trong từng giai đoạn. Từ việc chuẩn bị sức khỏe trước sinh, tiêm chủng, chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, tương tác tình cảm đến tạo môi trường sống an toàn và khuyến khích học hỏi, mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ, với vai trò là người dẫn dắt và bảo vệ, chính là "người thầy đầu tiên" trên hành trình trưởng thành của con.

Ở Việt Nam, các nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện quyền trẻ em đã tạo điều kiện để tất cả trẻ nhỏ được học tập, phát triển và tham gia vào các quyết định liên quan đến cuộc sống của mình. Quyền trẻ em được xác định bao gồm bốn nhóm quyền sau:

Nhóm quyền sống còn: Mọi trẻ em đều có quyền được sống. Các chủ thể cần phải làm tất cả những việc có thể để bảo đảm rằng trẻ em được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển như bảo đảm về dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và có quyền được khai sinh.

Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em được chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện để phát triển toàn diện thông qua quá trình học tập, vui chơi, giải trí…

Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em được sống chung với cha mẹ và được bảo vệ chống lại các hình thức bóc lột lao động, xâm hại tình dục, đối xử vô nhân đạo…

Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em được phát huy vai trò tích cực trong cộng đồng, gia đình thông qua sự tự do thể hiện quan điểm, bày tỏ ý kiến cá nhân, tiếp cận thông tin liên quan đến bản thân.

Mời xem thêm video:

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này ...

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và ...

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm