Kinh tế - Xã hội

Câu chuyện cuối tuần: Sĩ tử cầu may

TRẦN VĂN SỸ
Tác giả: TRẦN VĂN SỸ
Những ngày này học sinh cả nước tập trung cho kỳ thi vào lớp 10 phổ thông công lập. Một kỳ thi rất quan trong đối với không chỉ học sinh mà còn với cả các bậc phụ huynh.
Sỹ tử cầu may
Nhiều phụ huynh cùng sĩ tử đã đến Văn Miếu cầu may. Ảnh:DIỆP THẢO (VOV)

Nhìn cảnh các sĩ tử và người nhà chen nhau bưng lễ vào Văn Miếu, khấn vái xì xụp trước tượng Khổng Tử trước khi bước vào kỳ thi, khiến cho người ta không thể không suy nghĩ… và không thể không buồn.

Vẫn biết rằng, trước khi làm việc quan trọng, người ta cầu may một chút với suy nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” theo quan niệm dân gian, cũng không hại gì, thậm chí có tác dụng ổn định tâm lý mà “nâng cao phong độ” cho công việc được tốt hơn, thì cũng nên tôn trọng. Pháp luật nước ta cho phép mọi người được tự do tín ngưỡng, nên việc đi Văn Miếu cầu xin khi thi cử không bị ngăn cấm.

Văn Miếu là di tích lịch sử của quốc gia, được lập từ thời xưa. Nay ta tôn trọng lịch sử văn hóa dân tộc thì bảo tồn. Người ta đến đó, có làm lễ để tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ các vị “thánh nhân”, các vị thầy thời xưa. Vài chục năm về trước, không có cảnh trước khi đi thi đến cầu xin ở Văn Miếu như bây giờ mà kết quả các kỳ thi lúc đó cũng đâu có khác bây giờ. Cũng vẫn là học sinh nào học giỏi hơn, làm bài tốt hơn thì sẽ đỗ cao hơn.

Kỳ thi này của ngành Giáo dục nước ta, cũng giống các kỳ thi trước, theo luật định, phải là cuộc thi dựa trên nguyên tắc công bằng, lấy điểm số dựa trên thực tài của thí sinh, không chấp nhận sự khác biệt bất công đến từ các yếu tố không phải là nội lực của thí sinh. Nếu quả thật đến Văn Miếu cầu Khổng Tử mà được ông ấy phù hộ cho thi điểm cao hơn thì cuộc thi này quá bất công với những em không có điều kiện đến cầu xin ở Văn Miếu.

Đáng buồn là quá đông các em học sinh và phụ huynh không đủ hiểu biết, không đủ tự tin để nhận thấy điều đó! Chín năm trước khi thi vào lớp 10 phổ thông, các em được học hành giáo dục thế nào mà thành những sĩ tử cầu may như hôm nay! Đáng suy nghĩ lắm!

Nói đi thì cũng phải nói lại, việc gì tồn tại thì đều có lý của nó. Vậy lý của cái việc người ta nô nức đến Văn Miếu cầu xin trước kỳ thi là gì? Đi thi thì ai cũng mong đỗ và trong thi cử thì ngoài tài năng thực lực, đôi khi cũng có chuyện may rủi.

Thực tế là cũng có chuyện một số học sinh ngày thường học giỏi hơn mà đi thi lại không đỗ cao bằng học sinh nào đó thường ngày học kém hơn. Nguyên nhân là người ta có quy luật về sinh học, thường gọi là “điểm rơi phong độ”, tức là cùng một con người, nhưng năng lực thể hiện từng thời điểm lại khác nhau, khi cao, khi thấp. Nếu hôm đi thi có sức khỏe tốt, tâm lý tốt thì sẽ bình tĩnh sáng suốt mà làm bài thi tốt hơn. Ngược lại, cũng người ấy, nếu vào thi với trạng thái tinh thần không tốt thì làm bài thi sẽ không được như ý, thậm chí “trí khôn mọi khi ở nhà nhiều thế mà vào phòng thi bỗng như đâu mất”, “bài dễ thế mà cũng không làm được!”...

Lại có những học sinh khác ngày thường học cũng thường thôi, nhưng khi thi lại đạt kết quả cao. Một phần vì ‘điểm rơi phong độ tốt” mà làm được hết khả năng có thật của mình, cộng thêm do may mắn vì ôn thi “trúng tủ”, thậm chí là nhờ vả được sự giúp đỡ (gian lận) trót lọt trong thi cử.

Những chuyện không ai biết trước được như vậy, sinh ra tâm lý cầu may trong thi cử. Người ta giải thích cho việc người học giỏi lại không đỗ cao hơn người học kém bằng câu nói “học tài, thi phận”. Tuy vậy, tuyệt đại đa số những học sinh ngày thường học tốt, chuẩn bị sức khỏe và tinh thần tốt thì thi cử luôn đạt kết quả cao hơn các em hằng ngày học kém hơn. Thực tế này không ai có thể chối cãi được.

Càng tin vào may rủi, thì người ta càng cầu đến sự “phù hộ của thánh thần”. Cái đang lo ngại là tâm lý tin vào may rủi trong thi cử lại phát triển quá đà. Quá nhiều người tin rằng “đến Văn Miếu cầu xin thì thi sẽ được đỗ cao”. Cần nhắc lại rằng, nền giáo dục của ta dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật, coi “nguyên nhân bên trong là quyết định sự phát triển của sự vật” nên “sự nỗ lực học tập của học sinh là yếu tố quyết định kết quả thi cử của học sinh”, suy rộng ra trong cuộc đời “sự nỗ lực của bản thân quyết định cuộc sống của bản thân” mỗi người. Các yếu tố bên ngoài, đôi khi rất quan trọng, nhưng luôn là thứ yếu.

Sĩ tử cầu may nhìn qua chỉ là một hiện tượng bình thường. Nhưng khi trở thành phổ biến, trở thành một việc làm rất được coi trọng của cả phụ huynh học sinh thì chính nó đang phản ánh một kết quả giáo dục không đáng mong chờ, biểu hiện một lối giáo dục (dù vô tình) tạo điều kiện hình thành một tư duy sống, một thói quen từ trên ghế nhà trường, rất không tốt. Đó là tư duy sống dựa dẫm vào những điều may rủi, với niềm tin hư ảo là có thể cầu xin được thánh thần ban cho thành quả, mà quên rằng việc nỗ lực của bản thân mới là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Đó chính là vấn đề của giáo dục, của văn hóa, không thể coi nhẹ, phải được chấn chỉnh.

Nhà trường và các thầy cô giáo không chỉ có trách nhiệm dạy tốt kiến thức cho các em; phụ huynh không nên chỉ ép các em học thật nhiều, mà còn phải giúp các em chuẩn bị thật tốt tâm lý và sức khỏe để có “điểm rơi phong độ” tốt nhất mỗi khi bước vào một cuộc thi.

Học sinh thi đỗ hay trượt, chưa chắc cuộc đời đã biết ai hơn. Nhưng từ trên ghế nhà trường mà đã thành một tư duy sống sai lầm, không tự tin dựa vào nỗ lực bản thân là chính, là đã bị giáo dục sai lầm rồi. Đó mới là thảm họa của tương lai.

Trong đời các em còn rất nhiều cuộc thi. Không thể tiếp tục là sĩ tử cầu may. Nếu đã đến Văn Miếu, thì cũng nên nhớ một điều, là Khổng Tử sinh thời chỉ lo tu thân trước nhất, không bao giờ lo cầu cúng.

Tiến sĩ thật và tiến sĩ... dỏm Tiến sĩ thật và tiến sĩ... dỏm

Mấy ngày qua, ồn ào, ầm ĩ, pha lẫn chê bai, dè bỉu xung quanh những luận án tiến sĩ chẳng giúp ích gì cho ...

Ngàn người đến Văn Miếu, chỉ có 1 người đeo khẩu trang nhưng... sai cách Ngàn người đến Văn Miếu, chỉ có 1 người đeo khẩu trang nhưng... sai cách

Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) là điểm thu hút đông đảo khách du lịch khi đến với Hà Nội. Chiều mùng 2 Tết ...

Nhiều công nhân lao động đi lễ đền Hùng cầu may Nhiều công nhân lao động đi lễ đền Hùng cầu may

Sáng ngày 21/4 (tức ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch), hàng nghìn người dân (trong đó có công nhân lao động) trên cả nước ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm