![]() |
Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: vnexpress.net |
Bệnh nhân 58 tuổi (Quảng Ninh), nhập viện trong tình trạng sốc, ban xuất huyết rải rác toàn thân nhiều vùng phức tạp. Các triệu chứng ban đầu gồm mệt mỏi, sốt cao không dứt, đau bụng và đi ngoài phân lỏng, xuất huyết tiêu hóa, mạch nhanh, huyết áp tụt. Ông đã được gia đình chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, ông bị rối loạn đông máu trầm trọng, có tình trạng nhiễm trùng nặng. Các bác sĩ chẩn đoán bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết đường vào tiêu hóa, theo dõi do liên cầu lợn.
Bệnh nhân được hồi sức tích cực như thở máy, bù dịch, điện giải, duy trì thuốc vận mạch, kháng sinh phối hợp, lọc máu liên tục, điều chỉnh rối loạn đông máu. Ngày 16/1, kết quả cấy máu sau 3 ngày điều trị cho thấy, bệnh nhân dương tính với khuẩn liên cầu lợn. Hiện ông đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tích cực, tiên lượng nặng.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng - Khoa Hồi sức tích cực cho biết, bệnh liên cầu lợn diễn biến rất nhanh chóng, có thể gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng trong thời gian ngắn. Liên cầu khuẩn lợn lây truyền trực tiếp sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo...) hoặc tiếp xúc từ tổn thương trên da.
Theo bác sĩ, người bệnh nhiễm liên cầu lợn gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng. Biểu hiện của bệnh thường sau vài tiếng đến 4 - 5 ngày, có trường hợp ủ bệnh tới 14 ngày tùy cơ địa.
Những triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, không đặc trưng như: đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng... dễ khiến nhiều người chủ quan là các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường nên đến viện chậm trễ. Các trường hợp nặng hơn với biểu hiện đau đầu, sốt cao, nôn, suy giảm ý thức, tri giác lơ mơ, xuất hiện ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì khuẩn liên cầu lợn. Một số trường hợp nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu...
Người bệnh nhiễm liên cầu lợn sẽ mất chi phí điều trị bệnh tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, di chứng để lại thường nặng nề, nguy cơ tử vong khi đã biến chứng rất cao. Hơn nữa, bệnh nhân đã từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau.
Những ngày gần Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đặc biệt là thịt lợn. Số lượng lớn thịt lợn cung ứng ra thị trường không được kiểm soát chất lượng là nguy cơ mang liên cầu khuẩn lợn lây lan cộng đồng. Nhiều trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu lợn do thói quen ăn tiết canh, thịt lợn sống chưa qua chế biến.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần phải nâng cao ý thức bản thân, không ăn các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín, nhất là tiết canh, trong dịp cận Tết. Khi có những triệu chứng bệnh cảnh báo nêu trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
![]() Xả thân cứu người, không kịp nghĩ tới an toàn của bản thân là những gì có thể hình dung về hành động thật đẹp ... |
![]() Sáng nay 15/1, TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tuyên phạt 3 bị cáo trong vụ học sinh Trường Gateway tử vong do bị ... |
![]() Chiều qua 13/1, trả lời báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT chính thức cung cấp danh tính 3 công ty ... |
![]() Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp tại Trung Quốc đang bùng phát, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có ý ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
