![]() |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động Đồng Nai khảo sát tiền lương, thu nhập, đời sống trong công nhân tại Công ty TNHH Fashion Garments 2, chi nhánh huyện Tân Phú. Ảnh: LAN MAI |
Khảo sát bao quát, có tính đại diện và tin cậy
Cuộc khảo sát không lớn nhưng bao quát được các vùng lương và tính đại diện khá cao. Tổng số có 2.016 NLĐ được hỏi (không lựa chọn) và trả lời phiếu khảo sát.
Viện Công nhân và Công đoàn là cơ quan trực tiếp liên hệ, phát phiếu và nhận các ý kiến trả lời. Có ba loại hình doanh nghiệp chủ yếu được khảo sát là: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân (chủ yếu là các doanh nhân trong nước) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Phân bổ phiếu khảo sát theo các loại hình doanh nghiệp vừa kể trên tuần tự là 15,4%; 24,2%; 60,4%; với cơ cấu 4 vùng lương, gồm vùng I: 36,1%; vùng II: 26,6%; vùng III: 20,0% và vùng IV: 15,3%.
Tổng số NLĐ được phân chia theo giới tính là: Nam 39,9%, nữ 60,1%. Độ tuổi bình quân của người được khảo sát là 35,2, người trẻ nhất 17 tuổi; người cao tuổi nhất là 68. Mức thâm niên bình quân trong đời làm công nhân là 8,32 năm. Người thâm niên lâu nhất là 33 năm; người thấp nhất là 1 năm.
NLĐ được khảo sát đang làm trong một số ngành chủ chốt của nền kinh tế thâm dụng lao động, có nghĩa là những ngành nghề chứa đựng số lượng lớn NLĐ mà cuộc sống của họ phụ thuộc rất căn bản vào các quyết định, những dụng ý tốt hoặc không tốt của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Đời sống của họ, rộng ra là cả vợ và con của họ đều phụ thuộc vào NSDLĐ. Mỗi quyết định của NSDLĐ họ xem như sự phán quyết của “thượng đế”. Vì lương, thu nhập, tương lai thế hệ con cháu họ phụ thuộc vào lòng tốt, sự quan tâm của NSDLĐ...
Kết quả khảo sát cho thấy, về mức lương, nếu NLĐ làm đủ ngày công, giờ công thì mức lương trung bình được nhận là 5.792.000 đồng. Nếu chúng ta tạm không tính đến những công việc nguy hiểm (được phụ cấp 5%) và những lao động được đào tạo có bằng cấp (lương tăng thêm 7%), thì mức lương trung bình này chỉ còn 5.097.000 đồng. Nghĩa là mức lương trung bình mà NLĐ Việt Nam nhận được nếu làm việc theo đúng yêu cầu của NSDLĐ chỉ vào khoảng 200 đến 250 đô la Mỹ/người/tháng.
![]() |
Tiền lương thấp ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của MLĐ, do đó việc tăng lương để ổn định cuộc sống của NLĐ là cần thiết. Trong ảnh: Công nhân Khu công nghiệp Nam Thăng Long tại nơi thuê trọ. Ảnh: N. LIÊN. |
“Ráo mồ hôi” là “ráo tiền”
Mức lương trung bình qua khảo sát nói trên quá thấp, có thể gọi là mức lương “chết đói”, vì:
1. Chi phí tiền thuê nhà (để có chỗ ở) của NLĐ bình quân khoảng 1.498.000 đồng. Trong đó vùng I là 1.584.000 đồng, vùng IV là 1.207.000 đồng. Số tiền này đã cao hơn nhiều so với phần chi phí cho chỗ ở mà bộ phận kỹ thuật tính trong lương tối thiểu.
2. Tiền ăn (chi cho bữa ăn hằng ngày - dự tính ở mức thấp), khoảng từ 1.920.000 đồng đến 2.000.000 đồng/người/tháng. Nếu NLĐ ăn uống tập trung sẽ có sự san sẻ, người nhiều bù người ít và sử dụng những món ăn không đắt nếu là thịt (thịt ba chỉ hoặc thịt nhiều mỡ), cá rô đồng hoặc cá rô phi (nếu là cá); đậu phụ, rau muống, rau dền... và sử dụng loại gạo có giá trị không cao (15.000 đồng/kg). Cộng thêm với chi phí chất đốt và các loại chi tiêu khác phục vụ cho bữa ăn của NLĐ, chúng tôi tạm tính chung khoảng 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người/tháng...
Như vậy, những chi phí tối thiểu cho ăn, mặc, nhu cầu đi lại... chúng tôi gọi chung là chi cho lương thực, thực phẩm khoảng 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người/tháng. Số này cộng với 1.498.000 đồng tiền chỗ ở, thì mức chi tối thiểu đã là trên 4.000.000 đồng/người/tháng. Đây là mức hạch toán thật sự chi li, tằn tiện. Số này chưa tính đến chi phí cho người ăn theo, chi nuôi con nhỏ, chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần (mà loại chi này, nhằm phân biệt động vật có trí tuệ là con người, với động vật nói chung).
Với mức lương bình quân hiện nay (trên 5.000.000 đồng/người/tháng), thử hỏi NLĐ còn bao nhiêu nữa cho những nhu cầu mà chúng tôi vừa kể ra? Đây là lý do để chúng tôi nói rằng hiện nay NLĐ đang sống bằng mức lương “chết đói”. Họ “ráo mồ hôi” là “ráo tiền”. Họ không hề có tích lũy - cái khoản mà trong điều kiện của Việt Nam không thể không tính đến.
Cuộc khảo sát nói trên của Viện Công nhân và Công đoàn còn cho thấy: 55,6% NLĐ được hỏi cho biết, tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống; 23,2% cho biết họ phải chi tiêu rất tằn tiện, kham khổ mới đủ cân đối giữa thu nhập và chi tiêu; 13,2% cho biết, thu nhập hiện tại là không đủ chi tiêu cho những nhu cầu sống tối thiểu như chúng tôi đã chỉ ra ở trên.
Cũng vì lương thấp, nhu cầu chi tiêu tối thiểu là rất cần thiết, không thế chắt bóp thêm được nữa, nên 12% NLĐ thường phải đi vay để ổn định cuộc sống; 35,5% NLĐ nói khoảng 3 đến 4 tháng một lần lại phải đi vay tiền của người thân, bạn bè; 34,8% nói họ phải vay nợ 1 đến 2 lần/năm. Chỉ có 17,8% NLĐ nói họ chưa phải vay tiền để chi tiêu cho đời sống.
![]() |
Nhu cầu tăng lương để đảm bảo cuộc sống của NLĐ, ổn định, lành mạnh hóa thị trường lao động ở Việt Nam là cấp bách. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Da giày Thuận Phát (Tiền Hải, Thái Bình). Ảnh: THU HƯỜNG |
Vấn đề không thể trù trừ thêm nữa
Vì lẽ trên, khá đông NLĐ, mặc dù rất biết lợi ích của Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với cuộc sống của họ trước mắt và trong tương lai, nhưng vẫn có 20,2% cho biết họ phải rút BHXH một lần khi mất việc. Họ đã ở vào thế cùng, vào hoàn cảnh không có chỗ bấu víu nên phải rút, mặc dù biết rằng nếu phải chi tiêu vào tiền BHXH nghĩa là họ phải chịu thiệt đơn, thiệt kép. Khi NLĐ về già, hoặc chẳng may bị mất việc khi còn trẻ (như vấp phải đại dịch Covid-19) thì họ mất luôn BHXH.
Tiền lương thấp ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của NLĐ. 5,5% NLĐ khi được hỏi cho biết, trong cơ cấu bữa ăn của họ, khoảng 1 tuần/1 lần có cá, hoặc thịt cho gia đình, dù có người phải nuôi trẻ nhỏ. Nhiều NLĐ cho biết họ thường thấy hụt hơi, nhanh mệt hơn so với trước khi có đại dịch Covid-19.
Trên 50% mẫu khảo sát cho thấy, tiền lương và thu nhập thấp đã ảnh hưởng đến việc họ chưa dám lấy vợ hoặc chồng. 53% những người đã lập gia đình thì quyết định chưa sinh con trong khoảng 3-5 năm đầu; nhiều gia đình có con dưới 18 tuổi cho biết con họ không ở cùng bố mẹ. Lý do cơ bản vì lương thấp, họ không thể cáng đáng thêm những người ăn theo.
Tương tự, gần 60% NLĐ được hỏi cho biết họ không thể trang trải chi phí học hành cho con. Với nhóm lao động có dưới 2 con thì 67,4% trả lời rằng, họ không thể bảo đảm chi phí học hành cho con nhỏ (trong độ tuổi đến trường)...
Từ thực trạng này, chúng tôi có một mong muốn cháy bỏng: Chúng ta hãy tiết kiệm các khoản chi chưa có tính cấp bách để dồn sức lo cho cuộc sống của NLĐ, vì họ là nguồn lực cơ bản của quốc gia.
Mức đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam là nâng lương cho NLĐ thêm bình quân 6% nữa. Sau đó, nếu sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, phải nghĩ đến phương án cải cách tiền lương. Vì nhu cầu tăng lương để ổn định cuộc sống của NLĐ và do đó ổn định, lành mạnh hóa thị trường lao động ở Việt Nam là rất cấp bách. Không thể trù trừ thêm chút nào nữa. Hàng triệu NLĐ đang trông chờ quyết định của Chính phủ về vấn đề này.
![]() Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động truyền thông trong thời đại mới, Công đoàn Công an Nhân dân (CAND) đã tổ chức tập ... |
![]() Sau 5 năm triển khai (2016 - 2021) Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bước đầu đã đạt được một số kết quả ... |
![]() Trong bối cảnh phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch như hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực được xem là yếu ... |
Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững
Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển
Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống
