Phóng sự điều tra

Bị tai nạn trên đường về quê có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?

HOÀNG LINH
Tác giả: HOÀNG LINH
Bạn Nguyễn Văn Quý (Tiên Du - Bắc Ninh) hỏi: Bạn em làm cho công ty đóng trên địa bàn huyện Tiên Du, vừa qua, bạn em đi xe máy về quê ở huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) nhưng không may bị ngã gãy tay (bạn ấy tự ngã), và được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Vậy, với trường hợp tự ngã như bạn ấy có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn không? (Bạn em có tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp). Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bồi thường, trợ cấp? Và trường hợp nào không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động?
Tai nạn lao động khiến TP. HCM thiệt hại hơn 12,8 tỷ đồng trong năm 2021
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nhóm người lao động nào được hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp?
Bị tai nạn trên đường về quê có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?

Khi bị tai nạn (tự ngã) trên đường về quê sẽ không thuộc các trường hợp được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trong ảnh: Người lao động về quê ăn Tết trên quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: vietnammoi.vn.

Trả lời: Theo Điều 45 tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp cho quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại Khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Khoản 1, Điều 40 của Luật này”

Như vậy, đối với trường hợp bị tai nạn trên đường về quê nhưng không may ngã gãy tay sẽ không thuộc các trường hợp tai nạn được hưởng chế độ tai nạn lao động. Bởi vậy, bạn của em không đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Bị tai nạn trên đường về quê có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?

Tư vấn pháp luật về an toàn lao động cho người lao động tại Chương trình Ngày hội pháp luật do Liên đoàn Lao động quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị tổ chức. Ảnh: Thanh Nga.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc hỗ trợ trong trường hợp này. Tại Điều 39 của Luật này về Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bồi thường, trợ cấp cho những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

“1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại Khoản 4, Điều 38 của Luật này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 5, Điều 38 của Luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 38 của Luật này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3, Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

Bị tai nạn trên đường về quê có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động tại nơi làm việc, trong giờ làm việc... Trong ảnh: Công nhân sản xuất bánh quy tại Công ty TNHH Thành Long (Lạng Sơn). Ảnh: L. Chi.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này”.

Tại Mục 1, Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động cũng nêu rõ, trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật”.

Tóm lại, theo quy định tại các Điều 39, trừ mục 3 (do nội dung thư không nói rõ bạn của em có được người sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hay không?), bạn của em không thuộc diện được người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc bồi thường, trợ cấp cho những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn của em đã được người sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, nhưng vẫn chưa được hưởng chế độ, có thể làm đơn yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết chế độ tai nạn lao động theo quy định.

Giảm mức đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN người lao động có bị giảm quyền lợi? Giảm mức đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN người lao động có bị giảm quyền lợi?

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) ...

Bớt khó khăn nhờ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bớt khó khăn nhờ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nhiều công nhân đã thoát khỏi tình cảnh bế tắc, bớt thiệt thòi, được bù đắp phần nào và dễ chịu hơn khi không may ...

Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) là một thành phần quan trọng của hệ thống BHXH ở nước ta, do ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm