![]() |
Chi nhánh II - Công ty CP công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng nợ gần 8,3 tỷ đồng tiền bảo hiểm của người lao động tính đến 30/4/2023 (không bao gồm lãi). Ảnh: NGUYỄN LUẬN. |
Theo BHXH TP. Đà Nẵng, hiện nay, tình trạng nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các đơn vị sử dụng lao động khá nghiêm trọng. Trong đó đặc biệt, một số doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài với số tiền rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bất ổn tình hình xã hội trên địa bàn.
BHXH công khai danh sách đơn vị nợ bảo hiểm trên địa bàn thành phố (số liệu tính đến 30/4/2023, không bao gồm lãi) có 154 công ty, chi nhánh công ty. Trong đó, những đơn vị có nợ lớn, gồm:
Chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng nợ gần 8,3 tỷ đồng; Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị Điện Đà Nẵng nợ hơn 6,7 tỷ đồng; Công ty TNHH trang trí Nội thất và Quảng cáo Sài Gòn DAD nợ hơn 5,2 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Lilama 7 nợ hơn 2,7 tỷ đồng; Xí nghiệp Sông Đà 10.2 - Công ty Cổ Phần Sông Đà 10 gần 3,8 tỷ đồng,...
Trước đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn cũng đã có 3 bài viết liên quan đến việc Chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng nợ số tiền bảo hiểm lớn, kéo dài, gồm: Được chi cả trăm tỷ tiền ngân sách, Công ty Quảng An 1 vẫn chây ì đóng BHXH; Người lao động khốn đốn, chủ doanh nghiệp bảo "có đáng gì đâu" và Vì sao chậm xử lý sai phạm pháp luật ở Công ty Quảng An 1?
Liên quan đến việc Quảng An 1 nợ bảo hiểm của người lao động, tại họp báo thường kỳ quý I/2023 của UBND TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Đăng Hoàng - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng cho biết, Công ty này là đơn vị vận hành hệ thống xe buýt trợ giá tại TP. Đà Nẵng.
Sở LĐ-TB&XH đã nhiều lần phối hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố giải quyết cho người lao động, nhưng tình trạng nợ BHXH của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 vẫn triền miên.
Mới đây, UBND thành phố đã họp và giao Sở LĐ - TB & XH là cơ quan cưỡng chế đối với những đơn vị nợ BHXH, đặc biệt những đơn vị đã tiến hành xử phạt nhưng doanh nghiệp vẫn chây ì, không chịu đóng BHXH cho người lao động.
"Vấn đề này khó ở chỗ, tài khoản của các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn TP. Đà Nẵng là quản lý được, nhưng các tài khoản đăng ký ở địa phương khác là không quản lý được cho nên việc tiến hành xử phạt và tiến hành cưỡng chế là một trong những nội dung rất khó khăn. Cưỡng chế tài khoản ngân hàng thì được, chứ không thể nào cưỡng chế tài sản được”, ông Hoàng nhận định.
Căn cứ Điều 17 Luật BHXH 2014, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 có hành vi vi phạm pháp luật khi không đóng BHXH cho người lao động.
Luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt – Trưởng Văn phòng Luật sư Phiệt và Cộng sự (Đà Nẵng) nhấn mạnh: “Rõ ràng doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là hành vi trốn, chậm đóng tiền BHXH”. Chưa kể, hằng tháng doanh nghiệp vẫn khấu trừ lương của người lao động cho các khoản bảo hiểm song vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình, dẫn tới khoản nợ BHXH kéo dài từng năm với số tiền lớn. Về điều này, Luật sư Phiệt cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động.
Thông thường, đối với vụ việc nợ BHXH, có 2 cách để giải quyết quyền lợi của người lao động: Một là, từng cá nhân người lao động khởi kiện, buộc công ty phải chốt, trả BHXH (và trả lương – bởi doanh nghiệp cũng đang nợ lương người lao động). Trường hợp công ty có tài sản, thi hành án sẽ kê biên các tài sản này để đấu giá, thi hành bản án mà tòa án đã tuyên. Hai là, công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án tập thể, buộc công ty phải đóng và chốt trả BHXH, trả lương cho người lao động.
Chậm đóng, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT là vi phạm Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Các hành vi này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. BHXH TP. Đà Nẵng đề nghị các đơn vị sử dụng lao động vì quyền lợi thiết thực của người lao động, vì an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, thực hiện nghiêm túc pháp luật BHXH, BHYT, BHTN. |
![]() Trong 6 năm qua (từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2022), thành phố Đà Nẵng đã chi gần 138 tỷ đồng cho hệ thống xe buýt ... |
![]() Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh, trong vòng 6 năm qua, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 được ... |
![]() Ba năm qua, chính quyền và các sở, ngành của TP Đà Nẵng tổ chức nhiều buổi làm việc với Công ty CP Công nghiệp ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
