![]() |
Được trợ giá hàng trăm tỷ đồng nhưng Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 - Chi nhánh Đà Nẵng vẫn nợ hơn 10,5 tỷ đồng tiền BHXH của NLĐ. Ảnh: HOÀI NAM |
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2023 của UBND TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Đăng Hoàng - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng cho biết, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 (đơn vị vận hành hệ thống xe buýt trợ giá tại TP. Đà Nẵng) và Công ty TNHH Emprie Hospitality (chủ đầu tư dự án Cocobay) là những đơn vị thường xuyên nợ BHXH của NLĐ.
“Xe buýt trợ giá nhưng chỉ có mỗi tài xế và người bán vé”
Theo ông Nguyễn Đăng Hoàng, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 liên tục nợ BHXH nhiều năm nay. TP. Đà Nẵng đang trợ giá cho hệ thống xe buýt nên mức lương của NLĐ khi làm việc cho Công ty này là tạm ổn (khoảng 8 triệu đồng/tháng).
“Biết có trợ giá nên khi doanh nghiệp nợ BHXH là NLĐ gửi đơn lên Sở để kêu cứu”, ông Hoàng nói.
Sở LĐ-TB&XH đã nhiều lần phối hợp BHXH và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố giải quyết cho NLĐ, nhưng tình trạng nợ BHXH của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 vẫn triền miên. "Giải pháp thì tôi không biết. Đề nghị Sở Giao thông Vận tải tính toán lại hệ thống xe buýt. Thực tế trong nhiều năm nay, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có ai đi xe buýt Quảng An 1 đâu, chỉ có mỗi tài xế và người bán vé đi từ đầu đến cuối”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Mới đây, UBND thành phố đã họp và giao Sở LĐ-TB&XH là cơ quan cưỡng chế đối với những đơn vị nợ BHXH, đặc biệt những đơn vị đã tiến hành xử phạt nhưng doanh nghiệp vẫn chây ì, không chịu đóng BHXH cho NLĐ.
"Vấn đề này khó ở chỗ, tài khoản của các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn TP. Đà Nẵng là quản lý được, nhưng các tài khoản đăng ký ở địa phương khác là không quản lý được cho nên việc tiến hành xử phạt và tiến hành cưỡng chế là một trong những nội dung rất khó khăn. Cưỡng chế tài khoản ngân hàng thì được, chứ không thể nào cưỡng chế tài sản được”, ông Hoàng nhận định.
![]() |
Số tiền thanh toán cho 11 tuyến buýt trợ giá từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2022 gần 138 tỷ đồng. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Công ty “hứa rồi… để đó”
Trong số 10,5 tỷ đồng nợ bảo hiểm các loại cũng như có khoản 2,3 tỷ đồng lãi chậm đóng, chi nhánh II - Công ty CP Công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng chỉ mới đóng BHXH bắt buộc cho 81 NLĐ đến hết tháng 06/2019 và đóng BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN bắt buộc cho 81 NLĐ đến hết tháng 05/2020.
Ông Đinh Văn Hiệp, Giám đốc BHXH TP. Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã có rất nhiều văn bản báo cáo gửi UBND thành phố về việc thu hồi nợ đọng BHXH của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1. BHXH đã nhiều lần phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ thành phố làm việc nhưng lãnh đạo Công ty này "hứa rồi... để đó". Ngoài ra, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 này có chi nhánh tại TP. Đà Nẵng nhưng trụ sở chính đóng tại tỉnh Bắc Ninh. Điều này, rất khó khăn trong việc thu hồi nợ BHXH, gây ảnh hưởng quyền lợi của NLĐ.
![]() |
Bãi đậu xe buýt của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại chân cầu Thuận Phước. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Được biết, TP. Đà Nẵng đưa vào khai thác hệ thống buýt trợ giá cuối năm 2016. Toàn thành phố có 11 tuyến xe buýt thuộc hệ thống mạng lưới xe buýt B40 hoạt động theo hình thức đấu thầu có trợ giá, do Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 trúng thầu vận hành.
Trong đó, 5 tuyến buýt trợ giá (05, 07, 08, 11, 12) hoạt động từ tháng 12/2016 đã hết thời hạn hợp đồng 5 năm. Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải đang ra thông báo mời thầu lại các tuyến buýt này.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP. Đà Nẵng, việc trợ giá cho hệ thống buýt sử dụng phương pháp tổng hợp lượt hành khách và ki-lô-mét chạy xe trên cơ sở hợp đồng đã ký kết cũng như đối chiếu kết quả nghiệm thu thanh toán chi phí trợ giá cho doanh nghiệp vận tải.
Cụ thể, từ năm 2017 đến năm 2022, việc thanh toán tiền trợ giá cho Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 luôn được thực hiện đúng thời hạn hàng tháng, chi trả đúng và đủ trên cơ sở thực tế. Số thanh toán cho 11 tuyến buýt trợ giá từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2022 gần 138 tỷ đồng. Từ năm 2022 đến nay, do doanh nghiệp không hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thanh toán nên khoản tiền trợ giá vẫn chưa thực hiện được.
Tuy được trợ giá với số tiền khá lớn (theo lãnh đạo Công ty CP Quảng An 1 khoản trên dưới 1 tỷ đồng mỗi tháng) nhưng Công ty vẫn nhiều lần nợ lương và BHXH của tài xế, phụ xe. Thậm chí, Công ty này còn bị NLĐ tố chây ì trả tiền ký quỹ (tiền cọc trước khi vào lái xe buýt trợ giá Đà Nẵng) dù họ đã nghỉ việc nhiều tháng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh vấn đề này trong bài viết tiếp theo.
![]() Với tổng số 41.038 công nhân viên chức lao động, công đoàn Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ tổ ... |
![]() Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ... |
![]() Quý I/2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
