Toàn tỉnh An Giang có 238 CĐCS, nghiệp đoàn ngoài khu vực nhà nước, với 45.822 đoàn viên/53.688 công nhân, viên chức, NLĐ. Trong đó, 9 CĐCS có 100% vốn nước ngoài, 2 CĐCS liên doanh nước ngoài, 176 CĐCS doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, 13 CĐCS sự nghiệp ngoài công lập, 3 CĐCS hợp tác xã, 13 nghiệp đoàn và 22 CĐCS loại hình khác. Các CĐCS ngoài khu vực nhà nước hiện có 1.647 cán bộ công đoàn, chiếm tỷ lệ 3,6%/45.822 đoàn viên công đoàn.
So với chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao theo Quyết định số 1969/QĐ-TLĐ, tính đến ngày 20/7/2023, toàn tỉnh đã phát triển mới 37.721 đoàn viên, đạt 190%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 135/KH-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, từ năm 2021 đến ngày 20/7/2023, toàn tỉnh phát triển mới 20.631 đoàn viên, giảm 12.898 đoàn viên, số đoàn viên tăng thực tế là 7.733 người, đạt 67,2% so chỉ tiêu.
![]() |
Lễ công bố thành lập một CĐCS trên địa bàn tỉnh An Giang. Ảnh; P.V. |
Nguyên nhân là từ cuối năm 2022 đến nay, một số doanh nghiệp giày da, may mặc, thủy sản gặp khó khăn về sản xuất, đơn hàng… nên phải cắt giảm nhiều lao động, dẫn đến số đoàn viên sụt giảm. Bên cạnh, các doanh nghiệp có trên 25 lao động chưa ủng hộ, tạo điều kiện thành lập CĐCS, phát triển đoàn viên. Số lao động làm việc công nhật, không ký kết hợp đồng lao động còn gần 20%... đã ảnh hưởng việc thành lập CĐCS, phát triển đoàn viên.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân do chậm đổi mới trong công tác vận động, tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Biên chế cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ít (từ 3 - 4 biên chế/đơn vị); nhiều cán bộ công đoàn không chuyên trách và lực lượng cộng tác viên chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác vận động, tuyên truyền phát triển đoàn viên. Một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm pháp luật lao động, Luật Công đoàn; còn nợ hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động với số tiền lớn, kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Mới đây, LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức sơ kết đánh giá công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS 6 tháng đầu năm 2023 và định hướng nhiệm vụ từ nay đến cuối năm. Qua đó, đã thẳng thắng nhìn nhận những hạn chế cũng như đề ra những giải pháp để khắc phục.
Theo thống kê, báo cáo từ các cấp công đoàn, số lao động đang công tác, làm việc ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ 10 lao động trở lên có 11.320 người. Trong đó, người lao động chưa là đoàn viên công đoàn trong các CĐCS là 7.870 người.
Đồng thời, qua rà soát một số doanh nghiệp có đông công nhân lao động trên địa bàn thành phố Long Xuyên, được biết, theo kế hoạch sẽ tuyển dụng thêm công nhân lao động trong quý IV/2023 để tăng cường sản xuất, kinh doanh; đây là cơ sở, tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đoàn, thành lập CĐCS.
![]() |
Các cấp công đoàn ở An Giang đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, tạo động lực thu hút người lao động gia nhập vào tổ chức Công đoàn. Trong ảnh: Đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang trao quà cho CNLĐ. Ảnh: P.V. |
Phát biểu tại buổi sơ kết, đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang cho biết: Từ nay đến cuối năm, LĐLĐ tỉnh phấn đấu phát triển tăng thêm tối thiểu 5.000 đoàn viên, thành lập CĐCS từ 90% trở lên tại các doanh nghiệp có từ 25 công nhân lao động. Ngoài ra, mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập ít nhất 1 nghiệp đoàn ngành nghề tự do theo thực tế ngành nghề hiện có.
Để đạt được mục tiêu đó, đề nghị Ban Tổ chức – Kiểm tra nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, bổ sung hoàn thiện dự thảo báo cáo công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Trong đó, cần đánh giá lại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế nêu trong dự thảo báo cáo, phải sát với thực tế. Nghiên cứu, bổ sung một số giải pháp mà đại biểu đề xuất.
Trong 6 tháng cuối năm, phải xác định nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS là nhiệm vụ “pháp lệnh”, tập trung hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch số 135/KH-TLD, ngày 24/9/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, không chạy theo số lượng, gắn với công tác theo dõi, quản lý một cách khoa học.
Song song đó, Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên huyện, thị xã, thành phố phải giữ mối quan hệ thường xuyên với Tổ hỗ trợ, Thường trực LĐLĐ tỉnh phụ trách huyện và các ngành, chức năng ở địa phương như: bảo hiểm xã hội, chi cục thuế, phòng lao động - thương binh và xã hội,… khảo sát, nắm chắc tình hình doanh nghiệp, lao động trên địa bàn.
Các cấp công đoàn, nhất là CĐCS ngoài khu vực nhà nước cần đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, tạo động lực thu hút người lao động gia nhập vào tổ chức Công đoàn. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò của Tổ hỗ trợ phát triển đoàn viên của tỉnh trong việc hỗ trợ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vận động, tuyên truyền phát triển đoàn viên.
![]() Mô hình “Đến với nhà trọ công nhân” được Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang triển khai thực hiện là một trong những ... |
![]() Không chỉ lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ; những ý kiến, kiến nghị của công nhân lao động (CNLĐ) còn được quan tâm giải ... |
![]() Ngày 08/6, UBND tỉnh An Giang phối hợp với LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức chương trình lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với ... |
Tin mới hơn

Đà Nẵng rộn ràng khởi đầu năm phát triển đoàn viên
Chăm lo toàn diện - "nam châm" hút người lao động đến với tổ chức Công đoàn
Kinh nghiệm gì để phát triển đoàn viên, thành lập nghiệp đoàn ở khu vực phi chính thức
Tin tức khác
Công đoàn các KKT và KCN Quảng Nam: Vượt khó, đạt kết quả ấn tượng về phát triển đoàn viên
Những công đoàn được thành lập ngay đầu năm 2025 ở Lâm Đồng

Khối thi đua số 1: Bứt phá trong phát triển đoàn viên

Công đoàn 6 tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển 79.477 đoàn viên, thành lập 365 CĐCS

Bí quyết của đơn vị dẫn đầu cả nước về phát triển đoàn viên
