![]() |
Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc |
Kiến ba khoang là loài kiến có cánh (Nairobi fly) rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... và xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.
Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7-1cm, ngang 2-5mm); có 3 đôi chân; thon nhọn về đuôi; bụng có đốt; khoang đen, khoang đỏ (đầu và bụng dưới màu đen, ngực và bụng trên lại có màu đỏ); có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng, tuy nhiên hiếm khi bay và bò rất nhanh.
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
Khi bị kiến ba khoang cắn, chất độc Pederin có thể gây rộp, phỏng da, viêm da ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
![]() |
Kiến ba khoang cắn có thể gây rộp, phỏng da, viêm da ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng |
Vùng da bị tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Thương tổn sẽ vẫn tiếp tục xuất hiện nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
Người bị kiến ba khoang cắn có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng, có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Viêm da do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
Khi bị chất độc của kiến ba khoang dính vào da, người dân cần xử trí như sau:
- Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc).
- Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt người bị dính độc kiến ba khoang có thể được bác sĩ kê sử dụng một số loại thuốc bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn như: Khi nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên, người bệnh dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da; nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ, bôi thêm dung dịch xanh metilen 1%.
Khi vô tình tiếp xúc với kiến ba khoang cần xử trí ngay:
- Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy kiến ba khoang đậu hoặc bò lên người để tránh độc tố tiết ra.
- Khi bị dính chất độc, người dân tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương; không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.
- Rửa sạch vết thương, chỗ tiếp xúc, nhất là ở vùng mắt càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
![]() |
Sau khi bị kiến ba khoang đốt, cần rửa sạch vùng da bị thương |
- Nếu lỡ dùng bàn tay đập chết kiến ba khoang cần ngay lập tức rửa sạch bằng xà phòng, càng sớm càng tốt, để tránh độc tố kiến dính vào.
- Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố… nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
