Mới đây, theo Công ty phân tích Zscaler TheatLabz, những chiêu trò lừa đảo, tấn công mạng trong mùa bóng này có xu hướng gia tăng và những tin tặc thường tạo ra những trang web phát sóng World Cup trực tuyến giả mạo, email thông báo trúng thưởng, xổ số giả mạo, … nhằm đánh cắp thông tin ngân hàng của khán giả hâm mộ. Một khi người dùng truy cập vào những đường link này sẽ dẫn tới những trang web lừa đảo, yêu cầu nhập thông tin thanh toán tín dụng và thẻ ngân hàng. Hoặc có thể lừa đảo qua các game bóng đá trúng thưởng, nếu truy cập, tải về và làm theo sẽ bị mã độc do tin tặc cài vào thâm nhập.
Còn theo Công ty An ninh mạng Group-IB thì những kẻ xấu thường có 4 chiêu thức chính để lừa đảo:
Một là: Bán hàng giả
Trong một vụ lừa đảo mới đây thì kẻ xấu tạo ra một trang web bán hàng giả với hơn 130 quảng cáo trên các trang mạng xã hội để thu hút truy cập đến một trang web khác. Trang web này nói rằng sẽ cung cấp cho người hâm mộ áo thun của các đội tuyển tham gia World Cup 2022 và yêu cầu người hâm mộ nhập chi tiết thẻ ngân hàng hoặc nộp tiền lấy áo. Nhưng rồi áo chẳng thấy đâu mà tiền gởi đi chẳng có phản hồi, tiền trong ngân hàng có nguy cơ bị đánh cắp.
![]() |
Tin tặc mạo danh FIFA để trao thưởng vé máy bay đi Qatar và xem World Cup trực tiếp. Ảnh: Zscaler TheatLabz. |
Hai là: Vé giả
Bọn lừa đảo tạo ra những trang web bán vé giả xem Worl Cup 2022 nhưng thực ra rốt cuộc cũng lừa tiền hoặc lấy thông tin chi tiết ngân hàng của những cá nhân hâm mộ bóng đá.
Ba là: Nhằm vào những người tìm việc
Bọn lừa đảo đã lập ra những trang web với những từ khóa như "Qatar", việc làm" rồi sử dụng logo chính thức của giải đấu và tạo dựng uy tín trên mạng xã hội. Chúng còn tạo ra hàng chục trang trên mạng xã hội để quảng bá các liên kết đến các trang lừa đảo.
Bốn là: Lợi dụng các cuộc khảo sát để trích xuất thông tin cá nhân
Group-IB đã khảo sát và phân tích 16000 cuộc khảo sát giả mạo, chủ yếu lợi dụng thương hiệu FIFA World Cup nhằm đánh cắp dữ liệu cá nhân của những người hâm mộ cả tin.
Để tránh được những chiêu trò lừa đảo của kẻ xấu, Công ty An ninh mạng Group-IB khuyến cáo: "Để tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công của những kẻ lừa đảo trong suốt sự kiện, người dùng nên hết sức cảnh giác và kiểm tra kỹ xem họ có đang truy cập các trang web chính thức của giải đấu và các trang mạng xã hội trước khi liên hệ và nhập bất kỳ chi tiết cá nhân hoặc thanh toán nào không. Người dùng cũng nên thận trọng khi theo các liên kết được cho là dẫn đến trang web của một công ty cụ thể và kiểm tra URL, vì những kẻ lừa đảo thường sử dụng các tên miền trông giống với tên thương hiệu hiện có để lừa người dùng internet gửi dữ liệu nhạy cảm".
Chiêu trò lừa đảo thì nhiều và có thể rất tinh vi. Để phòng chống có hiệu quả, người hâm mộ cần thận trọng trước các trang mạng xã hội, xin nhớ rằng mỗi tương tác, dù chỉ là một "cú nhấp chuột" cũng có thể mang đến thiệt hại và thậm chí là tai họa. Bọn lừa đảo thường đánh vào sự nhẹ dạ, cả tin của người dùng, ngoài ra có một chiêu thức đã cũ nhưng hiệu nghiệm là đánh vào lòng tham con người. Khi người xem bị mờ mắt vì cái lợi thì thường thiếu tỉnh táo nên dễ bị lừa. Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Miếng pho-mát miễn phí chỉ có trong cái bẫy chuột".
Mong rằng những người hâm mộ môn túc cầu sân cỏ có một mùa xem bóng vui tươi, lành mạnh và an toàn, tránh xa những trò lừa đảo nói trên.
![]() Khán giả Việt Nam là người hâm mộ bóng đá nồng nhiệt nhất trên thế giới. Nhưng các tour du lịch đến Qatar xem World ... |
![]() World Cup 2022 vừa khởi tranh được vài ngày đã có đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá lên tới 30.000 tỷ đồng bị ... |
![]() Tôi tìm ai, tôi làm gì khi mất việc dĩ nhiên là những câu hỏi của người lao động. Nhưng câu hỏi đó còn dành ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
