Về từng gia đình trả lương cho các cháu học sinh
Sáng nay (25/8), đại diện Công ty TNHH Minh Quang Electronic Việt Nam đã về Thanh Hóa và tìm đến từng gia đình các cháu học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn để trả tiền công trong thời gian các cháu làm việc.
Việc chấm công cho các cháu học sinh được phía Công ty này thống kê rất chi tiết, kèm theo đơn giá cho từng ca làm việc (ca ngày, ca đêm) và cả thời gian tăng ca.
![]() |
Giấy biên nhận tiền công của học sinh - Ảnh: NVCC |
Cháu Bùi Thị Phương Anh là một trong số các học sinh được Công ty TNHH Minh Quang Electronic thanh toán tiền công. Theo đó, từ 14/7 đến 1/8/2023 cháu làm 10 buổi (mỗi buổi được tính công 160.000 đồng). Thời gian này cháu còn tăng ca 20 tiếng, trung bình mỗi buổi tăng ca 2 tiếng, được tính công 33.000 đồng/tiếng. Tổng số tiền Phương Anh được nhận là 2.260.000 đồng, có giấy biên nhận, ghi rõ thời gian làm việc từng ngày kèm chữ ký và dấu đỏ của doanh nghiệp.
Cũng đợt này, cháu Nguyễn Thị Thu Hòa được lĩnh trên 4,1 triệu đồng cho 17 buổi làm việc, trong đó 7 buổi ca ngày, 10 buổi ca đêm; tăng ca 32 tiếng. Cháu Bùi Thị Phương Thanh làm 22 buổi ca ngày, trong đó tăng ca 40,5 giờ...
Mua, bán “đầu người”
Đại diện Công ty TNHH Minh Quang Electronic Việt Nam trực tiếp về Thanh Hóa trả tiền công cho các cháu học sinh, cho biết công ty đưa các cháu vào làm việc tại Công ty KHvatec thông qua đối tác trung gian.
“Khi kế hoạch sản lượng tăng cao thì bên công ty sẽ cần rất nhiều công nhân thời vụ, và sẽ đăng bài lên tuyển, có những vender (đơn vị cung ứng – PV) sẽ mang người đến giao cho bên em. Có một bạn mang người đến giao “đầu người” (ý nói các công nhân thời vụ - PV) cho “nhà” em nhưng khi mang người đến giao thì không rõ là người của bên nào. Nó mới xảy ra sự việc như thế”, đại diện Công ty nói, cho biết việc giao người qua hình thức “mua – bán”.
![]() |
Bảng chấm công của các cháu học sinh cho thấy, các cháu phải làm tăng ca 2-3 tiếng mỗi ngày - Ảnh: NVCC |
Cũng theo vị đại diện, Công ty không nắm được lý lịch của những người vào làm việc, bởi đó là công nhân thời vụ ngắn ngày, có người chỉ làm vài ngày.
“Có nghĩa là các chị cũng phải “mua” các cháu đấy từ người giới thiệu, đúng không?” - PV hỏi.
“Vâng! Thực ra có những bên mang đến cho bọn em, cũng không chỉ riêng mình bạn này, mà cũng rất nhiều nhà vender giao người cho bên em, như ở các tỉnh chẳng hạn”, người này nói.
Được biết, mỗi “đầu người” (công nhân thời vụ - PV), Công ty sẽ phải trả cho người giới thiệu số tiền từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. “Như các bạn (học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn - PV) là 200 nghìn đồng”, đại diện Công ty nói.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh trong loạt bài điều tra "Học sinh thực tập làm công nhân", các cháu học sinh K15 (2022-2025) của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được nhà trường cử đi thực tập trải nghiệm tại Thái Nguyên thông qua hợp đồng tiếp nhận học sinh thực tập với Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu.
![]() |
Các cháu học sinh ngồi chờ phỏng vấn tại một công ty - Ảnh: NVCC |
Nội dung hợp đồng nêu rõ, Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu nhận học sinh của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đến thực tập trải nghiệm sản xuất tại Công ty theo danh sách, thời gian từ 13/7 đến hết 15/10/2023. Địa điểm thực tập tại KCN Điềm Thuỵ và Sông Công (Thái Nguyên) – là các công ty đối tác khách hàng của bên A.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cháu được các đơn vị cung ứng lao động khác mà không phải là Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu đưa đi làm công nhân thời vụ tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Việc mua – bán “đầu người” đã xảy ra, qua các cầu trung gian.
Câu hỏi đặt ra, Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu đã hưởng lợi như thế nào từ các cháu học sinh? Các công ty sử dụng lao động là các cháu học sinh phải chịu trách nhiệm thế nào? Vấn đề này rất cần các cơ quan hữu trách, cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ.
Nhà trường biết rõ ký kết bản hợp đồng với một công ty cung ứng lao động, cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Hiện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa; Thị ủy, UBND thị xã Bỉm Sơn đang yêu cầu phía nhà trường báo cáo cụ thể. Công an thị xã Bỉm Sơn đang điều tra, xác minh thông tin.
Ở Thái Nguyên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, LĐLĐ tỉnh này cũng đang tích cực vào cuộc, đảm bảo quyền lợi cho các cháu học sinh.
Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin!
![]() Dù được Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hoá) cử đi thực tập trải nghiệm nghề, song trên thực tế các ... |
![]() Không những phải làm việc quá thời giờ quy định đối với lao động chưa thành niên, các cháu học sinh còn bị yêu cầu ... |
![]() Trước khi đưa học sinh đi thực tập, lãnh đạo Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
