Kinh tế - Xã hội

Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo đảm an toàn giao thông

Trần Thủy
Tác giả: Trần Thủy
Tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, góp phần quan trọng bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
Duy trì lợi thế cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong bối cảnh tình hình mới
Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo đảm an toàn giao thông
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT. Ảnh: ĐVCC.

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2023 vẫn diễn biến phức tạp.

Lực lượng chức năng đã xử lý trên 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông với số tiền phạt hơn 27,5 tỷ đồng; tạm giữ gần 3.400 phương tiện và trên 7.900 bộ giấy tờ.

Đáng báo động, tỉnh đã không đạt mục tiêu 3 giảm về an toàn giao thông khi trong năm 2023 trên địa bàn xảy ra 88 vụ tai nạn giao thông khiến 44 người chết và 92 người bị thương.

Các lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông chủ yếu gồm: vi phạm nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểm, chở hàng quá tải, cơi nới thùng xe, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, chạy quá tốc độ, vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách…

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông những tháng cuối năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT với các phần mềm phục vụ công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông như: phần mềm cơ sở dữ liệu đăng ký xe, cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ, hệ thống camera giám sát giao thông trên các tuyến đường nội thành.

Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo đảm an toàn giao thông

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2023 vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh: ĐVCC

Đồng thời, áp dụng tốt một số phần mềm phục vụ công tác nghiệp vụ: phần mềm nhận và gửi văn bản qua mạng nội bộ, phần mềm nghiệp vụ cơ bản, phần mềm quản lý giấy phép lái xe,…

Không chỉ áp dụng trong việc xử lý vi phạm giao thông, các cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông cũng đang được lực lượng CSGT xây dựng triển khai hiệu quả. Trong đó, các dữ liệu, thông tin về tai nạn giao thông đều được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác theo một hệ thống thống nhất, được lưu trữ tập trung tại Trung tâm Dữ liệu của Cục CSGT.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, hiện lực lượng CSGT tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực: đăng ký quản lý phương tiện, xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu an toàn giao thông, nộp phạt qua dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng camera xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường.

Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chuyển đổi số, Công an tỉnh đang triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên các lĩnh vực: đăng ký xe; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy; cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên. Trong đó, các thủ tục: đăng ký xe, nộp phạt vi phạm hành chính, cấp giấy phép tín hiệu ưu tiên đang được đơn vị tập trung đẩy mạnh thực hiện ở mức độ 4, hoàn toàn trên môi trường mạng.

Đối với các lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, lực lượng CSGT sẽ lấy thông tin người vi phạm, sau đó ghi biên bản điện tử trên hệ thống dịch vụ công. Từ đó, người vi phạm hành chính trong lĩnh vực này sẽ được hệ thống gửi cho một mã số qua điện thoại để tra cứu và tiến hành nộp phạt trực tuyến.

Đối với việc đăng ký phương tiện giao thông trực tuyến, công dân chỉ cần đăng ký một tài khoản đăng nhập trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, sau đó thực hiện theo hướng dẫn.

Lực lượng CSGT, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức tập huấn, đào tạo, huấn luyện việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết, trả kết quả đối với các thủ tục hành chính, dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 và sử dụng chữ ký số cho cán bộ các đơn vị, địa phương. Đồng thời, bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy tính, máy in, đường truyền kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ của Bộ Công an.

Có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của CNTT là yếu tố quan trọng, là nền tảng giúp đơn vị thúc đẩy thực hiện giao dịch trực tuyến. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nhất là trong lĩnh vực an toàn giao thông đã giúp tiết kiệm thời gian đi lại, giảm chi phí cho công dân, mang lại sự minh bạch trong công tác xử lý vi phạm, góp phần đẩy nhanh mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Video: Ứng dụng CNTT tại Phòng CSGT Vĩnh Phúc. Nguồn: CSGT Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc phát triển công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025 công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trở thành mắt xích cung cấp sản phẩm có hàm lượng giá ...

Các khu công nghệp Vĩnh Phúc có thêm 18 dự án đi vào hoạt động Các khu công nghệp Vĩnh Phúc có thêm 18 dự án đi vào hoạt động

9 tháng đầu năm 2023 các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc có thêm 18 dự án đi vào hoạt động.

Vĩnh Phúc: Hiệu quả từ Quỹ “Vì công nhân lao động nghèo” Vĩnh Phúc: Hiệu quả từ Quỹ “Vì công nhân lao động nghèo”

Từ nguồn quỹ “Vì công nhân lao động nghèo” do đoàn viên đóng góp, các cấp Công đoàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ xây ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm