![]() |
Hiện toàn tỉnh đang có 240 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ hoặc có liên quan đến Công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các nhóm ngành chủ yếu: Công nghiệp cơ khí; ô tô, xe máy; dệt may; điện tử, tin học; vật liệu xây dựng.
Những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp đều chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn đạt trên 145.910 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2020.
Hầu hết các nhóm sản phẩm chủ lực ngành Công nghiệp hỗ trợ đều tăng cao, trong đó, ngành: sản xuất xe ô tô các loại, tăng 49%, linh kiện điện tử tăng 34%, quần áo các loại tăng 19%, gạch ốp lát tăng 13%...
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tốt những cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, chủ động điều chỉnh tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, đổi mới mẫu mã, nâng cao cấp lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua đó, không chỉ giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước mà còn góp phần thúc đẩy các ngành Công nghiệp chủ lực của địa phương phát triển cũng như tăng sức hấp dẫn đối với môi trường đầu tư của tỉnh.
Nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ phát triển, thời gian tới, cùng với triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án khuyến khích phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh bằng những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Trọng tâm là đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ mở rộng thị trường; phát triển các ngành Công nghiệp vật liệu nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh.
Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chủ động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
![]() Thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Chỉ thị số 18 của UBND tỉnh về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát ... |
![]() Các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã tạo việc làm cho gần 110 nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế - ... |
![]() Thời gian qua, các Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư, kéo theo số lượng lao ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
