Kinh tế - Xã hội

Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

AN BÌNH
Tác giả: AN BÌNH
Phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trong đó có lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức rõ được vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. (Ảnh: Báo Công thương)

Công nghiệp hỗ trợ, theo định nghĩa tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ, là các ngành Công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Với định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ như trên, có thể hiểu công nghiệp hỗ trợ cho ngành Công nghiệp ô tô là hệ thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành Công nghiệp ô tô.

Với thế mạnh về cơ khí ô tô, xe máy và điện tử, việc tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết. Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 240 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hoặc có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các nhóm ngành chủ yếu: Công nghiệp cơ khí; ô tô, xe máy; dệt may; điện tử, tin học; vật liệu xây dựng.

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo thông qua các chương trình, kế hoạch về nâng cao tay nghề, thúc đẩy liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

Gần đây tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành một chương trình mới nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định ban hành "Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn giai đoạn 2021-2025" của UBND tỉnh Vĩnh Phúc là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước.

Như vậy, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc phải trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.

Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ. (Ảnh: Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm)

Dựa trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh, khai thác được các cơ hội trong bối cảnh hội nhập, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tỉnh Vĩnh Phúc cần có trên 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng có đủ điều kiện phát triển thành nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy điện,... và cung ứng một phần cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu.

Ngoài ra, cần có 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia được vào thị trường xuất khẩu.

Đây cũng là những mục tiêu cụ thể trong "Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn giai đoạn 2021-2025". Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chi gần 95 tỷ đồng trong 4 năm (từ 2022 đến 2025) để hiện thực hoá các mục tiêu trong Chương trình và giao cho các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó còn đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Tổ chức hội chợ triển lãm để các doanh nghiệp giới thiệu, trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, xây dựng chuyên đề tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước...

Vĩnh Phúc sẽ có những chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; xây dựng và vận hành Cổng thông tin về công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc.

Công nghiệp Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng tăng trưởng Công nghiệp Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng tăng trưởng

Sau 25 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành Công nghiệp. Từ chỗ thu hút các dự án để ...

Vĩnh Phúc: Thúc đẩy các KCN bứt phá về đích trong năm 2021 Vĩnh Phúc: Thúc đẩy các KCN bứt phá về đích trong năm 2021

Những tháng cuối năm 2021, Ban Quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu thu hút 5-8 dự án FDI với tổng vốn đầu ...

Vĩnh Phúc: Điểm đến của đầu tư FDI Vĩnh Phúc: Điểm đến của đầu tư FDI

Tỉnh Vĩnh Phúc đã có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về công tác thu hút ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm