![]() |
PGS.TS Đỗ Duy Cường Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: Hoàng Hà |
Để giúp bạn đọc hiểu rõ về virus viêm gan B là gì, bệnh viêm gan B có nguy hiểm không, lây nhiễm virus qua con đường nào và cách phòng tránh bệnh viêm gan B như thế nào? PV Tạp Chí Lao Động và Công Đoàn đã xin phỏng vấn PGS.TS Đỗ Duy Cường Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).
PV: Thưa PGS, ông có thể cho biết tình hình tổng quan về bệnh virus viêm gan B trên thế giới nói chung và tại Trung Tâm Bệnh Nhiệt đới nói riêng?
PGS.TS Đỗ Duy Cường: Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Virus viêm gan B được phát hiện từ cuối năm 60 của thế kỷ 20 (cách đây khoảng 50 năm). Trên thế giới ước tính có khoảng 300-400 triệu người mắc viêm gan B. Việt Nam là một trong những nước gần như mắc viêm gan B cao nhất thế giới. Cách đây khoảng 10 năm thì con số khoảng 15% dân số mắc viêm gan B. Tuy nhiên, gần đây có nhiều chương trình tiêm chủng, tiêm phòng viên gan B, tỷ lệ người nhiễm viêm gan B đã giảm đáng kể, ước tính chỉ còn khoảng 8% nhưng vẫn ở mức cao.
PV: Thưa PGS, ông có thể cho biết các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu triệu chứng của virus viêm gan B?
PGS.TS Đỗ Duy Cường: Virus viêm gan có 5 loại: A,B,C,D,E. Trong đó, virus viêm gan A và E lây nhiễm qua đường tiêu hoá còn lại virus B, C, D lây qua đường máu Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây và có thể gây tử vong. Có 3 con đường dẫn đến lây nhiễm virus viêm gan B:
Đầu tiên phải nói đến virus viên gan B lây qua đường máu, các dụng cụ tiêm chích qua da như người dùng bơm kim tiêm chung như xăm trổ, châm cứu, các thủ thuật gây chảy máu, cắt tóc, dùng chung dao cạo râu, chung bàn chải răng,.... Các bác sĩ khi phẫu thuật cho bệnh nhân bị dụng cụ phẫu thuật đâm vào cũng có thể phơi nhiễm HIV cũng như virus viêm gan B.
Nguy cơ tiếp theo là qua con đường quan hệ tình dục, khi quan hệ người bị viêm gan B thì các dịch tiết sinh dục của họ chứa virus viêm gan B, nếu quan hệ không an toàn thì cũng bị lây cho bạn tình.
Ngoài ra còn có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con. Nếu người mẹ nhiễm virus viêm gan B thì đứa trẻ sinh ra cũng bị lây nhiễm từ mẹ qua rau thai. Vì thế các thai phụ phải đi khám sàng lọc và tiêm phòng vắc-xin viêm gan B.
Ngoài 3 con đường lây nhiễm trên thì tất cả các trường hợp khác sẽ không bị lây virus viêm gan B (như ăn uống, tiếp xúc, dùng chung dụng cụ sinh hoạt như bát, đũa, cốc, chén,.. sẽ không lây cho người khác).
Về các dấu hiệu triệu chứng của người bị nhiễm virus viêm gan B thì 70-80% là không có triệu chứng, phải đi xét nghiệm mới phát hiện ra bệnh. Triệu chứng lâm sàng thường không biểu hiện rõ rệt, nhiều trường hợp bị nhiễm mà không biết.
Có 2 giai đoạn là nhiễm virus cấp tính và mãn tính, ở người mắc viêm gan B cấp tính sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu vàng, vàng da, vàng mắt, đầy bụng ấm ức, đau hạ sườn phải, có thể sốt nhẹ, nhưng khi xét nghiệm men gan tăng rất cao gấp 5-10 lần bình thường. Giai đoạn cấp nếu được phát hiện điều trị sớm thì có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng khi chuyển sang giai đoạn mãn tính thì phải điều trị sẽ kéo dài 5-10 năm thậm chí suốt đời, lúc này việc loại bỏ virus ra khỏi cơ thể rất khó khăn.
PV: Thưa PGS, ông có thể cho biết khi các bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có những biến chứng và nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?
PGS.TS Đỗ Duy Cường: Khi người bị nhiễm virus viêm gan B ở giai đoạn cấp tính sẽ dẫn đến suy gan cấp, có thể hôn mê và tử vong (tỷ lệ nhỏ <1>
PV: Ông có khuyến cáo gì để phòng tránh hiệu quả và hạn chế sự lây nhiễm của virus viêm gan B thưa PGS?
PGS.TS Đỗ Duy Cường: Mọi người nên đi sàng lọc để phát hiện sớm virus viêm gan B. Những người nhiễm virus viêm gan B thì phải được theo dõi, không nên phân công làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm cho người khác. Việc sàng lọc, tiêm phòng vắc-xin và điều trị dự phòng lây nhiễm virus viêm gan B từ phụ nữ có thai sang con có ý nghĩa quan trọng nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, đồng thời góp phần tạo nên các thế hệ lớn lên khỏe mạnh không nhiễm virus viêm gan B. Các cặp vợ chồng cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Trong các công ty sản xuất thực phẩm và một số nghề đặc biệt thì yêu cầu bắt buộc các công nhân cần được đi khám định kỳ để phát hiện bệnh virus viêm gan A, B và E mà bố trí công việc cho hợp lý tránh lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Duy Cường đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về căn bệnh virus viêm gan B. Chúc PGS nhiều sức khỏe ạ!
![]() Bệnh nhân M (25 tuổi), quê Bắc Giang thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít sau khi đi viện khám, siêu âm và chụp cắt ... |
![]() Khi thời tiết chuyển lạnh, ngoài việc giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm thì những thực phẩm giàu dinh dưỡng ... |
![]() Giữ ấm cơ thể khi mùa đông về là hết sức quan trọng. khi thời tiết chuyển lạnh làm cho mọi người dễ mắc các ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
