Trả lời: Để hiểu rõ hơn về quan trắc môi trường lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trước hết bạn nên hiểu thế nào là quan trắc môi trường lao động. Theo đó, Khoản 10, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định quan trắc môi trường lao động như sau:
“Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp”.
![]() |
Về xử phạt khi vi phạm quy định quan trắc môi trường lao động. Hình minh họa. |
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thế nào về quan trắc môi trường lao động?
Căn cứ các Khoản 1, 3 (Điểm b), 5 và 7 Điều 45 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động thì trách nhiệm của sơ sở sản xuất, kinh doanh phải:
“Điều 45. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh
1. Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và Danh mục những nơi làm việc có nguy cơ mất ATVSLĐ; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:
b). Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
5. Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện ATVSLĐ, quan trắc môi trường lao động, đánh giá điều kiện tự huấn luyện ATVSLĐ và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
7. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc môi trường lao động”.
![]() |
Khảo sát vi khí hậu tại Công ty TNHH May Lan Lan (Thái Bình). Ảnh: VŨ TRUNG. |
Theo những quy định trên thì cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn phải có trách nhiệm tổ chức rà soát, cập nhật hồ sơ quản lý về quan trắc môi trường lao động. Đồng thời, hằng năm báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở…
Trường hợp vi phạm quy định quan trắc môi trường lao động thì bị xử phạt thế nào?
Điều 26, Nghị định số 28/2020/ NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể mức phạt khi vi phạm về quan trắc môi trường lao động, cụ thể:
“Điều 26. Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức quan trắc môi trường có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phối hợp với tổ chức quan trắc môi trường lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động mà chưa được công bố đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
![]() |
Cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động là trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong ảnh: Hướng dẫn báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ của Công ty CP Kỹ thuật tiêu chuẩn QCVN Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: C.T |
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành quan trắc môi trường lao động không theo quy trình được pháp luật quy định.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành quan trắc môi trường lao động không theo quy trình được pháp luật quy định.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng khi vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6, 7 Điều này”
Như vậy, tùy mức độ vi phạm về quan trắc môi trường sẽ có mức xử phạt cụ thể tại Điều 26 của Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, bạn có thể tìm hiểu nhằm tránh vi phạm không đáng có.
Tóm lại, quan trắc môi trường lao động là quan trọng, thiết yếu và bắt buộc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh bởi ngoài việc giúp người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp. Do vậy, nội dung đơn thư bạn hỏi thực sự hữu ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
![]() Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch ... |
![]() Bạn Nguyễn Minh Hương (Hòa Bình) hỏi: Tôi 23 tuổi, hiện đang là công nhân ở Công ty may xuất khẩu được hơn 6 tháng, ... |
![]() Quan hệ sản xuất trong kinh tế thị trường được hình thành ở Việt Nam từ khi đổi mới. Quan hệ lao động (QHLĐ) do ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
