Kinh tế - Xã hội

Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào?

HOÀNG LINH
Tác giả: HOÀNG LINH
Bạn Nguyễn Minh Hương (Hòa Bình) hỏi: Tôi 23 tuổi, hiện đang là công nhân ở Công ty may xuất khẩu được hơn 6 tháng, sau 2 tháng thử việc tôi được công ty thông báo vào làm chính thức và sẽ ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm, tuy nhiên hiện tôi vẫn chưa có giao kết hợp đồng lao động và cũng chưa được đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Như vậy, trường hợp này công ty có vi phạm luật lao động không và tôi cần phải làm gì để có giao kết hợp đồng? Nếu công ty vi phạm thì xử phạt thế nào?
Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào?
Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào?

Trả lời: Điều 13 và Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động số 45/2019/ QH14, quy định như sau:

“Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18, Điểm a Khoản 1 Điều 145 và Khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

3. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào?
Cán bộ công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình tuyên truyền kiến thức pháp luật cho công nhân lao động Công ty TNHH Doosung Tech Việt Nam. Ảnh: H. Bình.

Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

a). Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

Điều 162. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình”.

Làm gì để có giao kết hợp đồng lao động?

Tại các điểm a, b, c Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐCP ngày 17/01/2022 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm giao kết hợp đồng lao động, cụ thể:

“3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a). Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại Khoản 1 Điều này;

b). Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại Khoản 1 Điều này;

c). Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Như vậy, trường hợp của chị đã vào làm được hơn 6 tháng nhưng hiện vẫn chưa có giao kết hợp đồng là công ty đang vi phạm luật lao động. Chị cần trao đổi với công ty yêu cầu phải giao kết hợp đồng bằng văn bản để được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật, nếu công ty không giải quyết thỏa đáng chị có thể nhờ công đoàn công ty hỗ trợ để sớm có hợp đồng lao động.

Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào?
Công nhân may Công ty TNHH May mặc Song Ngọc (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Mai Chi.

Về hình thức xử phạt

Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt Vi phạm giao kết hợp đồng lao động như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a). Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b). Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c). Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d). Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ). Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.

Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 39 của Nghị định này cũng quy định mức phạt trường hợp công ty không đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

“Điều 39. Vi phạm quy định về đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định”.

Tóm lại, trường hợp công ty không giao kết hợp đồng với người lao động tùy mức độ vi phạm sẽ bị phạt theo quy định ở các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP; không đóng BHXH bắt buộc cho người lao động sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng...

Những trường hợp người lao động được nhận thêm tiền từ doanh nghiệp khi không đóng BHXH Những trường hợp người lao động được nhận thêm tiền từ doanh nghiệp khi không đóng BHXH

Trong những trường hợp dưới đây, thay vì đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả thêm ...

Người lao động đóng đủ 20 năm có thể rút bảo hiểm xã hội một lần không? Người lao động đóng đủ 20 năm có thể rút bảo hiểm xã hội một lần không?

Khi không còn muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều người lao động sau khi nghỉ việc đã lựa chọn lĩnh ...

Trường hợp nào người lao động sẽ được tính phụ cấp thâm niên vào lương hưu? Trường hợp nào người lao động sẽ được tính phụ cấp thâm niên vào lương hưu?

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp trả thêm cho người lao động làm việc lâu năm trong ngành. Vậy khi nào người lao ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm