Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đỗ Hồng Quân – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam; đại diện Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...
|
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt Đoàn khảo sát đánh giá kết quả 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: M.A |
Chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết số 23 - NQ/TW
Nghị quyết số 23 - NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX được triển khai trong điều kiện Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam thực hiện chương trình hoạt động khoá VI, nhiệm kỳ 2000 – 2005 với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức.
Sau khi Nghị quyết 23 - NQ/TW ban hành, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu Nghị quyết cho văn nghệ sỹ trong cả nước. Qua học tập, nghiên cứu, trao đổi, đội ngũ văn nghệ sỹ đều nhận rõ sự cần thiết và tầm quan trọng đặc biệt của Nghị quyết này. Việc học tập, quán triệt không chỉ dừng lại ở các lớp truyền đạt nội dung mà còn được nghiên cứu vận dụng sâu thêm trong các cuộc hội thảo, tọa đàm chuyên đề về văn học nghệ thuật. Đảng đoàn Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam thường xuyên chỉ đạo các hoạt động này cùng với việc xây dựng, tổ chức xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.
Sau các lớp học, Đảng đoàn chỉ đạo các Hội thành viên xây dựng chương trình hành động qua các kì Đại hội. Tư tưởng chỉ đạo xây dựng chương trình hành động là: Bám sát các nội dung, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết, vận dụng sâu sát vào đặc thù của từng lĩnh vực, chuyên ngành. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình hành động cần tập trung vào các nhiệm vụ chính trị cơ bản quan trọng nhất của hội mình, ngày càng nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật, phản ánh hơi thở của thời đại, đời sống của nhân dân, có tác dụng động viên, lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, củng cố mối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ở các Hội VHNT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết đã được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương triển khai, quán triệt sâu rộng đến cơ sở, nhất là đối với đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước.
Đồng thời với việc học tập, quán triệt Nghị quyết, Đảng đoàn và Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam rất quan tâm, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền. Đảng đoàn và Thường trực Đoàn Chủ tịch đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Chủ tịch các tổ chức thành viên, cho đăng toàn văn Nghị quyết và tổ chức trao đổi, quán triệt Nghị quyết tới tất cả báo chí văn học nghệ thuật của hội. Khuyến khích văn nghệ sĩ tập trung sáng tác về đề tài đại đoàn kết dân tộc.
|
Nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận và trao đổi tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát. Ảnh: M.A |
Đánh giá cao kết quả đạt được
Sau khi nghe báo cáo tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, thay mặt Đoàn kiểm tra, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam trong việc nghiêm túc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 23 - NQ/TW. Đồng thời, Trưởng Đoàn khảo sát cũng đề nghị Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam nghiên cứu, đề xuất để việc thực hiện Nghị quyết số 23 - NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được hiệu quả hơn trong thời gian tới, phù hợp với tình hình mới.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang nhận xét, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã phát huy được vai trò trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là cánh tay nối dài của Đảng trên mặt trận văn học nghệ thuật, trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, chống “tự suy thoái”, “tự diễn biến” trong đời sống xã hội; là trung tâm tập hợp, vận động, tổ chức hoạt động, khơi nguồn sáng tạo, khích lệ để mỗi văn nghệ sỹ là một chiến sỹ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, thay mặt các thành viên đoàn khảo sát, đồng chí Nguyễn Đình Khang đề nghị Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11.2021).
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cũng đề nghị Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam chú trọng việc nâng cao bản lĩnh của đội ngũ văn nghệ sỹ, phát huy tinh thần đoàn kết các lực lượng, thống nhất ý chí và hành động, xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, ý chí sức mạnh con người Việt Nam.
Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn hóa nghệ thuật nhằm góp phần khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; góp phần xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp; kết hợp giá trị truyền thống với giá trị thời đại; góp phần tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cũng đã đề nghị thành viên đoàn khảo sát tổng hợp, tiếp thu các ý kiến tại buổi làm việc, để báo cáo đầy đủ trong báo cáo chung trình Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cho biết, mục đích của buổi làm việc hôm nay của Đoàn khảo sát là cùng Đảng đoàn Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW; kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW; chỉ ra những mô hình điển hình, cách làm hay tại Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương. Trên cơ sở đó, đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Bí thư và Bộ Chính trị những chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2045 nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. |
![]() Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, các Cung Văn hóa, Nhà Văn hóa Lao động ... |
![]() Đến xem PVOIL VOC 2022, du khách có cơ hội trải nghiệm những hoạt động cuối tuần cực kỳ hấp dẫn tại Làng Văn hóa ... |
![]() Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản của C.Mác và Ph. Ăngghen lần đầu tiên được công bố trước toàn thế giới, đánh dấu ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
