Nghiên cứu

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

TS. Đào Đình Thưởng - Học viện Chính trị khu vực I
Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.
Những mục tiêu của 12 kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam

Bối cảnh mới trong hoạt động tổ chức Công đoàn

Điều 10 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động (NLĐ), chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Ông Chang Hee Lee - nguyên Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Việt Nam) từng khẳng định: “Công đoàn Việt Nam đã làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ”.

Trải qua thời gian rất dài, Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất của NLĐ Việt Nam. Song, quá trình hội nhập kinh tế thế giới đã xuất hiện bối cảnh mới trong hoạt động công đoàn. Thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của NLĐ tại doanh nghiệp và Việt Nam cũng đang khẩn trương “nội luật hóa” các quy định về lao động và công đoàn để phù hợp với các công ước quốc tế, các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam phê chuẩn và tham gia.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Đồng chí Cổ Thế Chung - Chủ tịch LĐLĐ huyện Gio Linh (Quảng Trị) trao Quyết định kết nạp đoàn viên cho NLĐ. Ảnh: LĐLĐ Gio Linh

Theo đó, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành Bộ luật Lao động 2019. Tại Khoản 2, Điều 170, Bộ luật này ghi rõ: “NLĐ trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp theo quy định tại các Điều 172, 173 và 174”. Từ đây, việc gia nhập, tham gia tổ chức đại diện của NLĐ ngoài công đoàn hiện nay,độc lập với tổ chức CĐCS truyền thống đã được pháp luật quy định.

Điều đó cũng đồng nghĩa, công đoàn và các tổ chức đại diện NLĐ khác tại doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động.

Đề xuất ba giải pháp

Đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn về việc thành lập tổ chức đại diện cho NLĐ ngoài CĐCS, chưa cho phép thành lập và hoạt động các tổ chức đại diện cho NLĐ ngoài tổ chức Công đoàn hiện nay; nên việc ra đời tổ chức khác của NLĐ tại doanh nghiệp chưa diễn ra.

Chính vì vậy, trong thời gian đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị gia tăng chống phá với những luận điệu như: “Công đoàn Việt Nam chỉ là bù nhìn”; “Chỉ có công đoàn độc lập mới bảo vệ quyền lợi cho NLĐ”...

Một số tổ chức đòi thành lập “công đoàn độc lập” hay “nghiệp đoàn độc lập”, bề ngoài tuyên bố “không làm chính trị” nhưng lại câu kết với các tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam như: Nghiệp đoàn FO, Lao động Việt, Nhóm bạn công nhân (thuộc Việt Tân), Luật khoa tạp chí, Hội nhà báo độc lập... đội lốt, mượn danh nghĩa công nhân, NLĐ để thực hiện mưu đồ đen tối của thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Bình Dương tặng quà cho con công nhân trong năm học mới. Ảnh: HT

Từ yêu cầu của thực tiễn trong thời kỳ hội nhập, khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, theo chúng tôi, trong thời gian tới, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Khẩn trương hoàn thiện và ban hành Nghị định hướng dẫn về việc thành lập các tổ chức của NLĐ ngoài Công đoàn Việt Nam theo tinh thần những văn bản Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã ký kết.

Nghị định phải hướng đến thành lập các tổ chức đại diện cho NLĐ theo luật pháp và phải đăng ký hoạt động, cam kết tuân thủ các chuẩn mực của ILO, tức là phải minh bạch, rõ ràng về thời gian và quy trình, phải có số lượng thành viên tối thiểu. Đồng thời, tổ chức đại diện cho NLĐ cũng được hưởng các quyền liên quan đến lao động như các tổ chức CĐCS hiện nay.

Chú ý thành lập tổ chức CĐCS ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp loại nhỏ và vừa chưa thành lập được tổ chức Công đoàn trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, mà khu vực này theo thống kê chiếm đến gần 1/4 số CNLĐ (ngoài sản xuất nông nghiệp). Đây là địa vực rộng, rất dễ bị kẻ xấu tác động, lôi kéo, dụ dỗ thành lập các tổ chức bất hợp pháp với “cái áo dân chủ”, “độc lập”, “tự do”, công kích, phủ nhận vai trò của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Đổi mới mạnh mẽ hoạt động của công đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Vì hiện nay, công đoàn về nguyên tắc đại diện cho NLĐ song doanh nghiệp lại phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn để duy trì hoạt động của tổ chức CĐCS và trả lương cho cán bộ công đoàn. Do đó, công đoàn bị phụ thuộc vào doanh nghiệp, khó tự chủ và rất hạn chế trong việc đứng lên bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Hầu hết các thành viên Ban Chấp hành CĐCS đều là thành viên không chuyên trách, nghĩa là họ vừa là NLĐ trong doanh nghiệp, vừa là thành viên BCH công đoàn. Thu nhập chính của họ vẫn do doanh nghiệp trả nên thực tế dù muốn thì họ vẫn không thể đấu tranh “đến cùng” vì sợ ảnh hưởng đến công việc của chính cá nhân họ.

Thực tế, công đoàn hiện vẫn mang dáng dấp của một cơ quan Nhà nước nhiều hơn là một tổ chức đại diện cho NLĐ; mặc dù công đoàn đã có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ; song ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vai trò của công đoàn chưa thể hiện rõ, thậm chí NLĐ còn chưa biết tới có sự tồn tại của công đoàn.

Như vậy, có thể thấy cam kết thành lập các tổ chức đại diện của NLĐ ở doanh nghiệp ngoài Công đoàn Việt Nam sẽ đặt ra những thách thức không chỉ với hệ thống quản lý, mà còn tạo ra những điểm mốc mà doanh nghiệp cần đối diện và vượt qua. Mục đích của các tổ chức của NLĐ là phải đại diện cho NLĐ, phải đấu tranh cho quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ.

Chỉ có như vậy mới làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch vờ khoác lên mình chiếc áo “công đoàn” với những lời lẽ, từ ngữ hấp dẫn như “dân chủ”, “độc lập”, “nhân quyền” để cổ súy, rêu rao, kích động thành lập cái gọi là tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá, tấn công chính quyền, hình thành lực lượng đối lập, sẵn sàng tiến đến bạo loạn lật đổ theo hình thức “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”.

Bài 3: Khuyến nghị đối với Công đoàn Việt Nam Bài 3: Khuyến nghị đối với Công đoàn Việt Nam

Công ước (CƯ) 87 và 98 chắc chắn sẽ có nhiều tác động đối với Công đoàn Việt Nam, bao gồm cả những tác động ...

Bài 2: Nội dung cơ bản của Công ước 98 Bài 2: Nội dung cơ bản của Công ước 98

Công ước (CƯ) số 98 năm 1949 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (TLTT) là một ...

Bài 1: Nội dung cơ bản của Công ước 87 Bài 1: Nội dung cơ bản của Công ước 87

Công ước số 87 năm 1948 về tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức là một trong 10 Công ước cơ bản ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm