![]() |
Đồ họa: NGUYỄN LUẬN. |
Ngày 6/8, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Chương trình “Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội trả lời”, xoay quanh nội dung Nghị định 05 và những bất cập trong phụ cấp ưu đãi cho cán bộ dân số.
Tại Chương trình, bà Trần Thị Nhị Hà, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV, Giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội chia sẻ, rõ ràng Nghị định 05 đang sửa đổi Nghị định 56.
Nghị định 56 là nghị định quy định phụ cấp cho cán bộ y tế đang hưởng phụ cấp từ 20 đến 70%. Trong khi đó, viên chức dân số đang hưởng phụ cấp 30%. Còn Nghị định 05 sửa đổi Nghị định 56, những cán bộ y tế phải có những mức phụ cấp từ 40 - 70% mới được nâng lên mức phụ cấp 100%.
"Đó là vấn đề có những ý kiến không đồng thuận. Về phía Hà Nội, chúng tôi đã tổ chức giải thích những nội dung đó cho cán bộ viên chức dân số hiểu. Tức là Hà Nội truyền thông chính sách cho cán viên chức dân số hiểu đối tượng áp dụng Nghị định 05.
Có điều chúng tôi cũng cho rằng, Nghị định 05 hiện hành căn cứ Kết luận 25 của Bộ Chính trị, Kết luận này nhấn mạnh tăng thêm mức phụ cấp cho đối tượng đang hưởng từ 40 - 70% của Nghị định 56. Tuy nhiên, trong nội dung của Kết luận 25 cũng như là vấn đề chúng ta chưa kịp thời hỗ trợ cho đối tượng tuyến đầu chống dịch. Viên chức dân số cũng thấy rằng mình chính là lực lượng tuyến đầu chống dịch mà không được hưởng nên bức xúc", bà Hà nêu ý kiến.
Vị Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV, Giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội chia sẻ thêm, ngoài viên chức dân số, còn có ý kiến những đội ngũ khác mà cũng tham gia phòng chống dịch nhưng không đảm bảo được vị trí chức danh nghề nghiệp như là Giám đốc Sở Y tế - cũng không được hưởng theo Nghị định 05. Bên cạnh đó còn cán bộ ở y tế cơ sở như đội ngũ viên chức làm việc văn phòng, kế hoạch nghiệp vụ hay đội ngũ tài chính kế toán… Mặc dù họ đều là cán bộ y tế có chuyên môn, trình độ y tế, cũng không được hưởng theo Nghị định 05.
Bà Hà cho rằng, chúng ta cần phải có sự truyền thông rất rõ cho mọi người hiểu. Thứ hai, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Liên Hương đã nói, viên chức dân số, hoàn toàn có thể bổ nhiệm viên chức theo nghề nghiệp khác để hưởng chế độ ưu đãi nghề từ 40% trở lên.
![]() |
Đồ họa: NGUYỄN LUẬN. |
Tiếp lời bà Trần Thị Nhị Hà, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Liên Hương khẳng định: Nghị định 05 chỉ có hiệu lực trong 2 năm, đến hết năm 2023 là hết hiệu lực. Nghị định 05 bố trí cho những người làm công tác y tế dự phòng và y tế cơ sở.
"Nghĩa là người ta làm chuyên môn y tế và trực tiếp công tác phòng chống dịch, công tác y tế dự phòng để giữ chân người ta. Thế còn, các cán bộ dân số được bổ nhiệm chức danh nghề là dân số nhưng chỉ làm công tác dân số, không tham dự vào công tác chuyên môn y tế nào cả", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng, đối với Nghị định 05, trước khi ban hành, Bộ Y tế đã gửi tuyên truyền tới các tỉnh, thành phố. Khi tổng hợp tất cả ý kiến các nơi rồi qua Bộ Tư pháp thẩm định mới trình Chính phủ ban hành.
“Tôi khẳng định Nghị định 05 đã được truyền thông trong từng bước triển khai thực hiện. Trong triển khai thực hiện có văn bản thông báo, có đi thực tế tại địa phương, có phản ánh thì đã có văn bản trả lời, cũng đã có truyền thông trực tiếp!”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
![]() Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết: “Đã báo cáo các cơ quan chức năng về những kiến nghị của cán bộ dân số. ... |
![]() Ngày 29/7, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải bài viết “Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về phụ cấp của cán ... |
![]() “Như tôi và rất nhiều anh chị em ở Bộ Y tế đã đi các địa phương, tham gia phòng chống dịch, nhưng chúng tôi ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
