![]() |
Ông Tuân "nín thở "ngóng tin con trai từ trời Âu |
Giàu lên từ xuất khẩu lao động
Xã Đô Thành (huyện Yên Thành) nổi tiếng với nhiều tên khác nhau như “làng tỷ phú”, “phố ở làng”. Đi từ đầu làng đến cuối xã, có hàng trăm ngôi biệt thự khang trang, hàng chục chiếc xe ô tô hạng sang.
Tuy nhiên, ít ai biết, vào những năm 80 của thế kỷ trước, nơi đây chỉ là vùng đất đồng không mông quạnh, quanh năm ngập nước. Người dân xã Đô Thành chủ yếu làm nông nghiệp, mỗi nhà với vài ba sào ruộng khoán, đời sống rất khó khăn.
Đầu năm 1990, những người dân nơi đây bắt đầu tập tành buôn bán gỗ, làm mộc. Đồ gỗ Đô Thành từng nổi tiếng khắp cả vùng vì mẫu mã đẹp. Thế nhưng, thị trường gỗ mỹ nghệ dần bão hòa, sản phẩm làm ra ế ẩm, làm ăn thua lỗ họ dần bỏ nghề tìm hướng đi mới. Nhờ có mối quan hệ làm ăn trước đây họ bắt đầu chuyển hướng bằng việc xuất ngoại đến các nước phương tây như Nga, Đức, Pháp, Tiệp khắc, Ba Lan... lao động kiếm sống.
Nhờ cần cù, chịu khó làm ăn, họ tích góp được một số tiền lớn gửi về cho gia đình, từ đó Đô Thành giàu lên nhanh chóng. Người dân nơi đây đua nhau xây nhà tầng, biệt thự, mua ô tô, khiến dân vùng lân cận kinh ngạc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Đô Thành mang một bộ mặt hoàn toàn mới, những ngôi nhà biệt thự cao tầng nằm san sát nhau nối thành một con phố dài dọc theo trung tâm xã.
Sở hữu căn biệt thự hơn vài tỷ đồng, với những tiện nghi gia dụng đắt tiền, anh Hoàng Văn Th. (SN 1970, trú xã Đô Thành) chia sẻ, gia đình vốn nghèo, lại đông anh em nên học xong lớp 9 mình theo anh em họ hàng sang Đức làm ăn. Tuy con đường sang xứ người khổ trăm bề và nguy hiểm luôn rình rập nhưng đổi lại mình có tiền gửi về cho gia đình. “Giờ có chút vốn rồi nên mình về quê đầu tư làm ăn, không xa gia đình nữa”, anh Th. nói.
Ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Đô Thành cho biết: Trên địa bàn xã có 1.450 người đang làm việc ở các nước châu Âu, hơn 1.000 người buôn bán tại Lào, gần 500 người đang làm việc tại các nước và vùng lãnh thổ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Hàng năm nguồn ngoại tệ gửi về khoảng gần 100 triệu USD.
Trả giá bằng mạng sống
Đi xuất khẩu lao động cũng là một cách để đổi đời, có người may mắn về xây biệt thự, mua xe hơi. Nhưng cũng không ít người phải sống trong cảnh nợ nần, thậm chí bỏ mạng xứ người.
Cũng theo anh Th., để sang được các nước châu Âu chỉ có hai con đường duy nhất là đi xuất khẩu lao động hợp pháp ở các nước đã hợp tác lao động với Việt Nam hoặc mạo hiểm vượt biên để lao động chui. Tuy nhiên, ở các nước xuất khẩu hợp pháp như Ba Lan, Rumani, Nga .. thường thu nhập không cao. Vì vậy, sau khi hết hợp đồng họ bỏ trốn ra ngoài lao động “chui” rồi tìm cách sang Anh nơi được coi là “thiên đường” về thu nhập cao.
Ngồi thẫn thờ bên hiên nhà, ông Lê Tuân - bố anh Lê Văn Hà (SN 1989, trú xóm Yên Hội, xã Đô Thành) nghẹn giọng cho biết, cả tuần nay gia đình không thể liên lạc được với Hà. Tuy nhiên, ông Tuân vẫn luôn hi vọng anh Hà không nằm trong danh sách 39 nạn nhân xấu số chết trong container ở Anh.
Lần cuối cùng nó điện về cho vợ bảo đang ở Pháp, chuẩn bị qua Anh. Nhưng sau đó mất liên lạc cho đến bây giờ. Giờ đây, gia đình tôi chỉ biết “nín thở” chờ tin của nó ”, ông Tuân nói.
Cũng theo ông Tuân, để có tiền cho Hà sang trời Âu làm việc, gia đình phải cầm cố nhà, vay mượn hơn 500 triệu đồng để lo lót cho con đi xuất khẩu “chui” qua đường du lịch. Để sang được Anh, anh Hà phải bay qua Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp rồi đến Pháp, chi phí mất 22.000 USD. Sau đó, bỏ thêm 11.000 Bảng Anh để được đưa qua Anh.
Cũng theo anh Th., tỉ lệ người dân Đô Thành đi làm ăn rồi bỏ mạng xứ người không ít. Nhiều người cũng chỉ vì điều kiện gia đình khó khăn mà phải bôn ba trời Âu mong cơ hội đổi đời.
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
