![]() |
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Thư – Trưởng khoa virut – ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương). Ảnh: Minh họa |
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, PV Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn TS.BS Nguyễn Kim Thư – Trưởng khoa virut – ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) về cách phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Phóng viên: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết bệnh sốt xuất huyết là gì ?
TS.BS Nguyễn Kim Thư: Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh sốt xuất huyết dengue lây truyền qua muỗi đốt. Muỗi vằn (Aedes) hút máu người bị bệnh sau đó mang virus, khi chúng đốt người lành sẽ lây truyền virus Degue sang người cho lành.
Phóng viên: Bệnh sốt xuất huyết Dengue có diễn biến như thế nào thưa bác sĩ ?
TS.BS Nguyễn Kim Thư: Sốt xuất huyết Dengue có diễn biến trong vòng từ 7-10 ngày. Sốt xuất huyết Dengue được chia thành 2 các giai đoạn, giai đoạn sốt và giai đoạn nguy hiểm.
Giai đoạn sốt: Trong 3 ngày đầu bệnh nhân có biểu hiện sốt, choáng, mất nước, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà tạm thời.
Giai đoạn nguy hiểm: Được tính từ ngày thứ 3 đến này thứ 7 của bệnh. Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn nguy hiểm sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn lui bệnh.
Tính đến thời điểm hiện tại sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên nếu điều trị tại nhà thì chủ yếu là điều trị triệu chứng, để điều trị triệu chứng thì gồm có hạ sốt và bù dịch. Về hạ sốt thì thuốc được khuyến cáo dùng cho sốt xuất huyết Dengue là PARACETAMOL. Về dịch thì nếu người bệnh ở nhà thì có thể bù dịch bằng đường uống và thường dùng ORESOL pha với cả nước lọc, pha theo chỉ dẫn trên gói của ORESOL, uống theo nhu cầu của cơ thể”.
Phóng viên: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết khi nào thì cần đến viện để khám sốt xuất huyết?
TS.BS Nguyễn Kim Thư: Mọi người cần lưu ý từ ngày từ ngày thứ 3, thứ 4 trở đi, bắt đầu đi vào giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân cần theo dõi sát ở bệnh viện, có thể không nhất thiết phải nhập viện, nhưng nên đến khám để được điều trị kịp thời. Vì ở giai đoạn nguy hiển đó bệnh nhân có 2 nguy cơ lớn đó là bệnh nhân có khô đặc máu và giảm tiểu cầu. Hai nguy cơ trên cần phải làm xét nghiệm công thức máu từ ngày thứ 3 trở đi thì mới biết được bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo hay không.
Mọi người cần theo dõi các dấu hiệu lâm sàng như nôn nhiều, vật vã, đau ở hạ sườn phải, tiểu ít... để báo cáo với bác sĩ trực tiếp thăm khám để bác sĩ xét xem có dấu hiệu cảnh báo hay không. Nếu bệnh nhân chỉ cần có 1 trong những dấu hiệu cảnh báo là có chỉ định nhập viện.
Khi nhập viện các bệnh nhân sẽ được xét nghiệm công thức máu và theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng hàng ngày để xem tiến triển của bệnh, vì bệnh này từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 là công thức máu thường có những biến chuyển và có những thay đổi hàng ngày, từ đó bác sĩ căn cứ cùng các dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị cho bệnh nhân như thế nào cho hợp lý.
Phóng viên: Bác sĩ cho biết những cách phòng bệnh sốt xuất huyết ?
TS.BS Nguyễn Kim Thư: Tránh muỗi đốt bằng cách mắc màn khi ngủ, xịt muỗi, thoa kem chống muỗi. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như: Diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng. Đậy kín các vật dụng chứa nước, thường xuyên thay nước ở các bình hoa.
Phóng viên: Xin cảm ơn TS.BS Nguyễn Kim Thư đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về bệnh sốt xuất huyết. Chúc bác sĩ nhiều sức khỏe ạ.
![]() Hiện nay dịch sốt xuất huyết (sxh) diễn biến hết sức phức tạp ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Theo ghi nhận của ... |
![]() Hiện nay, tình trạng sử dụng túi nilong, hộp nhựa tái chế ngày càng phổ biến, vì nó tiện và giá thành rất rẻ. Tuy ... |
![]() Nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy thì và đạt mức đỉnh điểm trong khoảng 20-25 tuổi. Khi ngoài 30 tuổi, lượng testosterone ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
