![]() |
Chị Tuyết cùng đồng nghiệp tại điểm nhập mủ |
Chúng tôi gặp và trò chuyện với chị Tuyết tại lán thu nhận mủ, ngay sau ca làm việc buổi sáng vừa kết thúc. Chị Tuyết chia sẻ, chị làm công nhân khai thác mủ cao su tại Nông trường Ya Chim đã hơn 13 năm nay. Thời gian làm việc không kể thời tiết nắng mưa, mỗi ngày từ 3 giờ đến khi trời vừa hửng sáng cũng là lúc chị bắt đầu chuẩn bị công đoạn thu gom mủ cao su.
Suốt hơn 13 năm qua chị đã đảm đương công việc quản lý khai thác mủ cao su tại Nông trường Ya Chim với diện tích 2,73 ha. Do thường xuyên làm việc trong môi trường rừng ẩm thấp, nhất là vào giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, người công nhân rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phổi…
Công việc khắc nghiệt, môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn lao động như lúc đang làm việc hay bị dăm vỏ cây rơi vào mắt. Trong quá trình làm việc, mắt chị thường bị viêm, sưng tấy. Vất vả là vậy, nhưng với chị, đã chọn nghề này thì phải có một tình yêu lớn lao, khi đó mới chấp nhận được cuộc sống quanh năm suốt tháng gắn liền với những lô cao su, chỉ đến khi cao su vào mùa rụng lá thì lúc đó chị mới có được những giây phút thảnh thơi. Được gia đình ủng hộ, yêu thương, chị luôn cố gắng vượt lên tất cả để thực hiện tốt công việc của mình.
![]() |
Cũng trong hơn 13 năm theo nghề cạo mủ cao su, chị tâm sự: “Mình đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của ngành Cao su, có thời điểm giá bán không bù nổi giá thành sản xuất, tiền lương công nhân không đủ trang trải cuộc sống. Nhiều công nhân không bám nổi nghề đã bỏ vườn cây ra ngoài lao động. Nhìn vườn cây lớn lên hằng ngày, nhờ sự động viên, quan tâm của lãnh đạo đơn vị và tổ chức Công đoàn, mình quyết tâm bám trụ, gắn bó trọn đời với cây cao su”.
Chị nói: “Khi đã yêu nghề thì sẽ luôn thấy những mặt tích cực, đó là niềm vui của mọi người và niềm vui của mình khi mình được anh, chị, em trong tổ sản xuất tín nhiệm, yêu thương và lấy mình làm gương để học hỏi và phấn đấu. Từ đó mình luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nông trường giao”.
![]() |
Chị Trương Thị Tuyết tâm sự cùng anh chị em trong tổ sản xuất sau giờ nghỉ ngơi |
Chị luôn tâm niệm phải học tập và làm theo Bác Hồ bằng những công việc hằng ngày, cụ thể. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ chính là công nhân cạo mủ, nhận khoán vườn cây của nông trường, chị còn tích cực làm kinh tế phụ gia đình.
Gia đình chị chăm sóc 2 hecta cà phê, thu nhập ngoài của gia đình là 180 triệu đồng/năm. Chồng chị cũng công tác tại công ty, anh là công nhân trong Nhà máy Chế biến mủ cao su. Chị cùng với chồng nuôi dạy 2 đứa con ngoan ngoãn, học giỏi. Chị nhận thức rằng muốn “giỏi việc nước” thì phải “đảm việc nhà” và ngược lại. Từ đó chị xây dựng cho mình một chương trình riêng để thực hiện công việc hết sức hợp lý và khoa học, vừa chăm sóc tốt gia đình vừa làm tốt công việc của đơn vị.
![]() |
Bà Phạm Thị Ngọc Thanh - Chủ tịch công đoàn cơ sở Nông trường Ya Chim trao giấy khen cho chị Trương Thị Tuyết |
Hằng năm, gia đình chị luôn được công nhận là “Gia đình văn hóa”. Chị được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tặng giấy khen; Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kon Tum tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021; nhiều năm liền chị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Điều đó như tiếp thêm động lực để chị không ngừng thực hiện tốt hơn nữa công việc của mình.
Chị Phạm Thị Ngọc Thanh, Phó Giám đốc, Chủ tịch công đoàn cơ sở Nông trường Ya Chim, cho biết: “Chị Trương Thị Tuyết là công nhân xuất sắc của đơn vị. Ngoài hoàn thành tốt công việc của mình, chị luôn quan tâm giúp đỡ anh chị em công nhân, nhất là công nhân mới chưa quen việc và giúp đỡ chị em trong tổ sản xuất thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chị luôn gương mẫu trong phong trào thi đua lao động sản xuất, luyện tay nghề thi thợ giỏi do nông trường phát động, tham gia thi thợ giỏi cấp Nông trường và Công ty. Chị thực sự là một tấm gương sáng để toàn thể công nhân và người lao động tại đơn vị học tập, noi theo”.
![]() Công đoàn chính là nơi gắn kết, chia sẻ và trao gửi niềm tin khiến cuộc sống của tôi trở nên thật ý nghĩa và ... |
![]() Sau bao khó khăn, gia đình cô Mai giờ lại tràn ngập tiếng cười. Chồng cô đã vượt qua bạo bệnh, dần bình phục và ... |
![]() Với tất cả đoàn viên chúng tôi thì Công ty TNHH Việt Nam Tabuchi Electric (VTE), huyện Tiên Du, Bắc Ninh chính là ngôi nhà ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Tin tức khác

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Sắc màu công sở

Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo
