Đời sống
Trung tâm Tâm Việt

Trẻ suýt chấn thương sọ não, sốt nằm co ro không ai chăm khi theo khóa học tại Tâm Việt

Vân Anh (TH)
Tác giả: Vân Anh (TH)
Sau khi phóng sự điều tra Tâm Việt được đăng tải trên Vietnamnet, đặc biệt là sau câu chuyện về cái chết thương tâm của cháu N.B., đã có rất nhiều phụ huynh từng cho con theo học ở Tâm Việt chia sẻ câu chuyện của mình.

tre suyt chan thuong so nao sot nam co ro khong ai cham khi theo khoa hoc tai tam viet
Trẻ nằm dài trên hành lang sau giờ học tại Trung tâm Tâm Việt

“Con tôi suýt chấn thương sọ não sau khi học xiếc ở Tâm Việt”

Chị N.T. (Hà Nội) đưa con trai 9 tuổi nhập học Tâm Việt vào khoảng tháng 5, tháng 6/2018, thời điểm trung tâm này vẫn còn đóng tại Đại học Thành Đô.

Ngày ấy, chị T. vô tình xem được một chương trình truyền hình có sự xuất hiện của Tâm Việt với những hình ảnh rất long lanh. Tâm lý muốn tìm hướng đi mới cho con sau rất nhiều phương pháp đã thử, chị T. tìm hiểu thêm thông tin về Tâm Việt qua Facebook rồi quyết định gửi con với mức học phí 9 triệu 8/ tháng.

Một ngày, chồng chị T. bất ngờ nhận được cuộc gọi của giáo viên Tâm Việt, thông báo con trai bị ngã.

“Họ chỉ gọi điện thông báo con bị ngã, bố mẹ hãy vào đón cháu ra. Cháu được ông B. (một phụ huynh khác cũng có con bị tự kỷ, hiện đang làm nhân viên chăm sóc y tế tại Tâm Việt) đưa vào bệnh viện. Trên đường tới với cháu, tôi gọi điện cho các thầy cô Tâm Việt, nhưng người nọ đùn đẩy người kia, không ai nói với chúng tôi con bị ngã như thế nào”, chị T. bức xúc chia sẻ.

tre suyt chan thuong so nao sot nam co ro khong ai cham khi theo khoa hoc tai tam viet
Học sinh trong giờ tập đi xe đạp một bánh tại Tâm Việt

Tới nơi, chị T. thấy con trai trông rất mệt, người lờ đờ và còn bị nôn. Hai vợ chồng vội vàng đưa con tới bệnh viện Việt Đức để khám, chụp cộng hưởng từ. Rất may mắn, bác sĩ kết luận cháu bé chưa có biểu hiện của chấn thương sọ não mặc dù lâm sàng là bị ngã đập đầu.

“Đó không phải là lần đầu tiên”, chị T. cho biết. “Trước đó, con cũng từng bị thương ở chân trong lúc tập luyện, được một thầy giáo chở ra bệnh viện để khâu lại. Tôi quyết định cho con về vì không an tâm, lúc nào cũng nơm nớp lo lắng. Sự tiến bộ chưa thấy đâu, nhưng sự an toàn còn chưa đảm bảo được, tôi nghĩ không đáng để đánh đổi”, chị T. chia sẻ.

“Trời lạnh chỉ được mặc áo ngắn tay, quần đùi, con sốt nằm co ro không ai chăm sóc”

Chị Đ.M.P (Hà Nội) cũng là một trong những phụ huynh từng cho con học ở Tâm Việt. Chị P. kể, con chị nhập học từ ngày 1/1/2019 đến ngày 26/4/2019. Nghe những lời quảng cáo hoa mĩ, chị hy vong cậu con trai 15 tuổi có thể giảm bớt các hành vi sau khi theo học tại trung tâm.

“Ông Việt nói rằng chỉ cần một tháng sau là gia đình có thể mổ lợn ăn mừng. Sáu tháng sau thì mổ trâu mời cả làng nhé. Đang trong lúc tìm vái tứ phương, nghe thấy thế thì hy vọng lắm. Tôi chẳng cần kỉ lục gia, chỉ cần con đỡ bệnh”, chị P. chia sẻ.

“Nhưng nào ngờ con thân tàn ma dại sau một thời gian học”, chị P. bức xúc nhớ lại.

“Hàng ngày, tôi vẫn thấy các thầy cô đăng video. Dù trời rất lạnh, con chỉ được mặc áo ngắn tay với quần đùi. Tôi có nhắn tin cho cô giáo, nhờ cho con mặc áo ấm nhưng không thấy nhắn lại”, chị P. cho biết.

tre suyt chan thuong so nao sot nam co ro khong ai cham khi theo khoa hoc tai tam viet
Các em nằm dài dưới sàn sau giờ học tại Tâm Việt

Có lần, chị P. đến thăm con thì thấy con thâm tím mắt do bị đấm. Con đi ngoài kéo dài, sốt nằm co ro cũng không ai chăm sóc thuốc thang.

Chị P. quyết định đưa con về sau 4 tháng để con theo học tại Tâm Việt. Lúc ra về, cậu bé từ 68kg sút xuống chỉ còn chưa đầy 38kg.

“Đến bây giờ, tôi vẫn thấy mắc tội với con vì đã đưa con vào đó, cho con 4 tháng với cuộc sống cơ cực và khổ sở đến vô cùng. Tôi mong các bố mẹ đừng mắc sai lầm như gia đình tôi. Đừng tin vào những hình ảnh mà họ chụp và đưa lên để quảng cáo”, chị P. cho biết.

Và rất nhiều câu chuyện đau lòng khác…

Chị B.H. (Hà Giang) cũng biết đến Tâm Việt qua các kênh thông tin đại chúng. Sau 20 ngày để con học tại trung tâm này, chị H. rất bức xúc khi thấy chân con chi chít những vết muỗi đốt mưng mủ nhưng không hề được bôi thuốc. Chưa hết, con chị còn bị sưng chân do ngã xe và kiệt sức. Chị H. đã quyết định cho con thôi học ngay lập tức.

tre suyt chan thuong so nao sot nam co ro khong ai cham khi theo khoa hoc tai tam viet
Chân con chị B.H. chi chít những vết muỗi đốt mưng mủ - Ảnh: Phụ huynh cung cấp

“Tôi không mong muốn con trở thành thiên tài mà chỉ đang cố tìm cách để chưa bệnh cho con. Nghĩ đến thời gian con ở đó, tôi vẫn không cầm được nước mắt”, chị H. cho biết.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnamnet, chị T.H., người mẹ có con tử vong khi đang theo học tại Tâm Việt hồi tháng 6 cho biết: các con phải tập xe đạp một bánh ngoài trời cả ngày dù đó là thời điểm mùa hè rất nắng nóng.

10/6/2019 cũng là ngày mất của cháu N.B., con trai chị H.

“Theo nhận định ban đầu, bệnh nhân tiền sử tâm thần phân liệt, không dùng thuốc. 15h ngày 10/6, trẻ có tập đi xe đạp 1 bánh giữa trời nắng nóng. Trẻ xuất hiện vật vã kích thích, vã mồ hôi. Sau đó, huấn luyện viên có mua cho trẻ 2 hộp sữa, sau khi uống trẻ xuất hiện tình trạng tím tái, mất ý thức đột ngột, trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Bác sĩ khám thấy đường thở, mũi có hiều dịch sữa, tim đập rời rạc, sau ngừng đập, rơi vào tình trạng hôn mê”.Đại diện Trung tâm Y tế Thị xã Từ Sơn (còn gọi là BV Đa khoa Từ Sơn, Bắc Ninh), nơi cháu B. được đưa đến cấp cứu cho biết:

Sau cấp cứu tuần hoàn hô hấp một lúc, cháu B. được chuyển Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Tuy nhiên, cháu B. đã tử vong trên đường đi.

Trước khi câu chuyện thương tâm xảy ra, cuối tháng 5, chị H. cũng từng thấy con có vết băng ở mặt khi xem clip do trung tâm đăng tải và rất nhiều vết trầy xước, bầm tím khác. Tuy nhiên, khi gọi điện, giáo viên Tâm Việt chỉ trả lời: “Không sao chị ạ”.

“Sau khi con mất, tôi có góp ý Tâm Việt nên có đồ bảo hộ cho các con khi tập nhưng sau này vẫn không thấy có”, chị H. chia sẻ thêm.

Sau khi câu chuyện chị H., người mẹ có con tử vong khi đang theo học tại Tâm Việt được đăng tải trên Vietnamnet, độc giả N.H.Q., cũng là một phụ huynh từng tin tưởng vào trung tâm này chia sẻ:

“Tôi cũng được Tâm Việt gọi đến khi con bị co giật và sùi bọt mép nằm trên nền nhà. May mắn hơn chị, tôi đã đến kịp để cứu con tôi.”

tre suyt chan thuong so nao sot nam co ro khong ai cham khi theo khoa hoc tai tam viet Cục Bảo vệ trẻ em: Thanh tra điều kiện hoạt động của trung tâm Tâm Việt

Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ TB&XH) cho biết, đã yêu cầu Sở LĐ TB&XH Bắc Ninh và Sở LĐ TB&XH Hà ...

tre suyt chan thuong so nao sot nam co ro khong ai cham khi theo khoa hoc tai tam viet Trung tâm Tâm Việt: Trẻ tự kỷ ở chung với người nghiện hút

Trẻ tự kỷ sống chung với người nghiện hút, giáo trình dạy trẻ tự biên soạn, mỗi tháng Tâm Việt thu 300 triệu đồng… là những ...

tre suyt chan thuong so nao sot nam co ro khong ai cham khi theo khoa hoc tai tam viet Trung tâm Tâm Việt: Chỉ cần vượt qua 3 cửa ải là trở thành giáo viên

Sẵn sàng tuyển dụng người không có bằng cấp chuyên môn, người bán hàng tạp hóa để đào tạo, sau đó họ chỉ cần vượt ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm