Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa đình công trái quy định pháp luật

TRẦN VÂN
Tác giả: TRẦN VÂN
Để tìm hiểu kinh nghiệm thực tế trong việc phòng ngừa, hạn chế đình công không đúng trình tự pháp luật, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An đã đi khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm với 6 tỉnh phía Nam, nơi xảy ra nhiều cuộc đình công nhất cả nước.
Công đoàn Bộ KH&ĐT trao quà cho Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An Thương tiếc một lãnh đạo tỉnh Nghệ An quan tâm đến người lao động Công đoàn Nghệ An: Triển khai hiệu quả Tháng Công nhân, để lại những dấu ấn tốt đẹp
Trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa đình công trái quy định pháp luật
LĐLĐ tỉnh Nghệ An trao đổi kinh nghiệm về việc phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật với LĐLĐ tỉnh Long An. Ảnh: TRẦN VÂN

So sánh các cuộc đình công

Qua chuyến đi trao đổi kinh nghiệm, các tỉnh đã chia sẻ về tình trạng đình công trên địa bàn. Trong đó, đồng chí Lê Thị Thu Cúc - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho hay, từ năm 2018 đến tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 151 vụ đình công với 103.557 công nhân lao động (CNLĐ) tham gia. Tất cả các vụ đều không theo trình tự pháp luật, chủ yếu xảy ra tại các doanh nghiệp FDI, với 125 vụ.

Còn tại tỉnh Đồng Nai, bình quân hằng năm trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 30 vụ đình công. Hầu hết các vụ đình công cũng xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI, trong đó có 101/118 vụ xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, 100% vụ đình công xảy ra trên địa bàn đều trái quy định pháp luật.

Đồng chí Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh luôn sôi động với 15 khu chế xuất, khu công nghiệp, 10 cụm công nghiệp. Tình hình quan hệ lao động tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, các cuộc tranh chấp, đình công trái pháp luật xảy ra kéo dài, với đông đảo CNLĐ tham gia”.

Qua các buổi trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh cho thấy, tại các tỉnh phía Nam, tính chất các vụ đình công không phức tạp, chủ yếu liên quan đến quyền và lợi ích như: tiền lương, thưởng, triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ còn chậm; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật chưa kịp thời... Đặc biệt, một số vụ đình công bắt nguồn từ các nguyên nhân rất đơn giản như thái độ của người quản lý trong giao tiếp ứng xử với công nhân, dẫn đến bức xúc, lôi kéo số đông CNĐ tham gia ngừng việc tập thể.

Trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa đình công trái quy định pháp luật
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nghệ An đã xảy ra 5 vụ đình công. Ảnh: MAI LIỄU

Từ đó, nhìn lại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022 đã xảy ra 5 vụ đình công, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tranh chấp về lợi ích, với các nội dung như: yêu cầu tăng lương cơ bản, trả thưởng, tăng các loại phụ cấp, nâng chất lượng bữa ăn ca, chế độ hỗ trợ Covid-19, thái độ ứng xử của bộ phận quản lý...

Mặc dù doanh nghiệp trả lương cơ bản cao hơn mức lương tối thiểu vùng, thời gian làm thêm giờ nhiều nhưng thu nhập của NLĐ vẫn thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng thang bảng lương, chưa có quy chế trả lương, trả thưởng. Có doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ không lấy ý kiến NLĐ. Hầu hết các doanh nghiệp xảy ra đình công đều chưa quan tâm việc tổ chức hội nghị dân chủ 2022, hoặc là tổ chức đối thoại theo Điều 63, 64 của Bộ luật Lao động.

Ngoài những nguyên nhân trên thì tại địa bàn Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tĩnh cho thấy có mối liên hệ giữa các cuộc đình công. Cụ thể, đình công chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tại các công ty con. Trong 05 doanh nghiệp xảy ra đình công trên địa bàn 3 tỉnh thì có 4 doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, công ty mẹ - công ty con, có mối quan hệ với nhau trong thực hiện chính sách. Công ty này đình công sẽ kích động lôi kéo các công ty khác trong tập đoàn đình công. Cụ thể: Công ty Vietglory Nghệ An – Công ty Energy Ninh Bình (cả 2 đều đình công); Công ty Emtech (thành phố Vinh) - Công ty Emtech (KCN Vship Nghệ An); Công ty Haivina Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Công ty Haivina Kim Liên (Nghệ An).

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
Trong 05 doanh nghiệp xảy ra đình công trên địa bàn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình thì có 4 doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, công ty mẹ - công ty con, có mối quan hệ với nhau trong thực hiện chính sách. Ảnh: MAI LIỄU

Đình công chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp có đông CNLĐ, tại các doanh nghiệp FDI. Điểm đặc biệt là các yêu cầu, kiến nghị của NLĐ tại các cuộc đình công cơ bản giống nhau về thời điểm đình công, các kiến nghị cũng giống nhau hoàn toàn, từ nội dung cho đến mức đòi hỏi. Một số CNLĐ không tham gia đình công, đi làm thì có hiện tượng bị đe dọa (tại Công ty Vietglory Nghệ An). Với thực tế đang diễn ra, tính chất các vụ đình công tại Nghệ An có phần phức tạp, căng thẳng, khó giải quyết hơn.

Kinh nghiệm phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật của các tỉnh

Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các tỉnh Đồng Nai, Long An và TP. Hồ Chí minh, để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật phải bắt đầu từ doanh nghiệp và NLĐ - nơi khởi phát của mọi xung đột dẫn đến đình công. Một khi doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật lao động, coi NLĐ là tài sản đáng quý để chăm lo, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của NLĐ; đối thoại, công khai, minh bạch các chế độ chính sách của NLĐ thi sẽ xây dựng được mối quan hệ lao động bền chặt và phát triển.

Về phía NLĐ phải tuân thủ pháp luật, chấp hành các cam kết trong hợp đồng lao động, nâng cao nhận thức, tăng cường kỷ luật, kỹ năng, đặc biệt lựa chọn cách bày tỏ, đề xuất tâm tư nguyện vọng kiến nghị phù hợp pháp luật. Tránh bị lôi kéo, xúi giục chính trị hóa các cuộc đình công ngừng việc của các thế lực phản động, chống phá công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

"Do tính chất phức tạp và những hệ lụy khó lường khi đình công, ngừng việc trái pháp luật xảy ra nên phòng ngừa, hạn chế đình công là việc làm cần thiết, cũng là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng tổ chức Công đoàn mà của cả hệ thống chính trị", đồng chí Kiều Minh Sinh - Trưởng Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
NLĐ tụ tập đình công gây nên hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. (Hình ảnh công nhân Công ty TNHH Nice Power - Nam Định đình công trong hai ngày 17-18/6/2022) - Ảnh: LĐLĐ Nam Định

Đối với vai trò của tổ chức Công đoàn, ngoài việc tuyên truyền pháp luật lao động, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho đoàn viên, NLĐ còn phải tăng cường nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, bức xúc, kiến nghị của NLĐ thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức.

Đơn cử như tại Đồng Nai, công đoàn đã đào tạo đội ngũ công nhân nòng cốt với số lượng 167 người để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ cũng như các khả năng xảy ra ngừng việc tập thể, đình công để báo cho tổ chức Công đoàn. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác thông tin về đình công. Từ đó kịp thời phát hiện, nắm bắt diễn biến các cuộc đình công, ngừng việc sẽ xảy ra.

Đồng chí Hồ Thanh Hồng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai chia sẻ: "Vai trò lãnh đạo của cấp ủy có ý nghĩa quyết định trong việc chỉ đạo các lực lượng, nhất là lực lượng an ninh, phối hợp phòng ngừa, giải quyết đình công. Tại tỉnh Đồng Nai đã thành lập tổ chỉ đạo cấp tỉnh có đường dây nóng riêng, cập nhật tin tức 24/24 giờ. Từ sự quan tâm của Tỉnh ủy, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng công an, chính quyền, công đoàn và các đoàn thể khác, thông tin thường xuyên được cập nhật, giải quyết kịp thời, không để xảy ra hiện tượng đình công, ngừng việc lây lan, kéo dài gây mất an ninh trật tự trên địa bàn".

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
Để đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, NLĐ phải tuân thủ pháp luật, chấp hành các cam kết trong hợp đồng lao động. Ảnh: Mai Liễu

Còn đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Long An cho biết: "Ngay khi nắm bắt thông tin, phải bình tĩnh, phối hợp với lực lượng công an xác định nguyên nhân dẫn đến đình công, đối tượng đứng đầu, từ đó phân loại nhóm công nhân. Đồng thời cán bộ công đoàn phải nắm chắc tình hình đơn vị, kiến nghị của NLĐ; phân tích, đánh giá nội dung nào đúng pháp luật, nội dung nào doanh nghiệp vi phạm, từ đó làm việc với doanh nghiệp để thương lượng thỏa thuận, đồng thời giải thích rõ cho công nhân để tìm tiếng nói chung trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa".

Qua trao đổi, các tỉnh đều rút ra kết luận, doanh nghiệp nào công đoàn cơ sở phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong đối thoại và thực hiện dân chủ cơ sở thì nơi đó quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đình công khó xảy ra, hoặc có xảy ra cũng dễ giải quyết và đi đến thống nhất. Vì thế vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, hạn chế đình công.

Về bản chất, đình công là một biện pháp hữu hiệu để NLĐ đưa ra những yêu cầu về quyền và lợi ích trong quá trình giải quyết tranh chấp đối với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nếu lợi dụng đình công để thực hiện mục đích không chính đáng hoặc không tuân theo quy định của pháp luật thì đình công có thể đem lại hệ lụy cho chính những người tham gia đình công và những người có quyền và lợi ích liên quan.

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
Thời gian qua Công đoàn Nghệ An đã giải quyết kịp thời các vụ việc đình công, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn. Ảnh: Mai Liễu

Đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Trưởng đoàn công tác học tập kinh nghiệm ngăn ngừa, giải quyết các vụ việc đình công trái quy định pháp luật chia sẻ: "Trong thời gian tới, dự báo quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xung đột, đình công, ngừng việc tập thể tiếp tục diễn ra. Đối với địa bàn tỉnh Nghệ An, hiện các doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động, thu nhập còn thấp, nguy cơ xảy ra đình công, ngừng việc tập thể là điều khó tránh khỏi. Những kinh nghiệm từ chuyến đi thực tế các tỉnh phía Nam sẽ được tham khảo, nghiên cứu, vận dụng để xây dựng Đề án “Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế đình công không đúng trình tự pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An” do Tỉnh ủy chỉ đạo LĐLĐ tỉnh chủ trì thực hiện".

Công đoàn Bộ KH&ĐT trao quà cho Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An Công đoàn Bộ KH&ĐT trao quà cho Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An

Hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), hai ngày qua trong chuyến công tác tại Nghệ An, ...

Thương tiếc một lãnh đạo tỉnh Nghệ An quan tâm đến người lao động Thương tiếc một lãnh đạo tỉnh Nghệ An quan tâm đến người lao động

Tối 19/6, khi nghe tin anh Lê Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An qua đời, tôi thực sự ngỡ ngàng, dù ...

Công đoàn Nghệ An: Triển khai hiệu quả Tháng Công nhân, để lại những dấu ấn tốt đẹp Công đoàn Nghệ An: Triển khai hiệu quả Tháng Công nhân, để lại những dấu ấn tốt đẹp

Công đoàn Nghệ An khép lại Tháng Công nhân với những kết quả nổi bật, toàn diện, để lại những dấu ấn tốt đẹp trong ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm