Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ I do Tạp chí LĐ&CĐ tổ chức nhằm phát hiện, tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn được công đoàn chăm lo trong một quá trình; nhờ sự chăm lo ấy, cuộc sống của đoàn viên, NLĐ có sự thay đổi tích cực, theo hướng bền vững. Qua đó, nêu bật nỗ lực, cố gắng của tổ chức Công đoàn các cấp, đội ngũ cán bộ công đoàn cả nước trong thực hiện nhiệm vụ; khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, NLĐ.
Thành công và lan tỏa

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa, cách thức tổ chức cuộc thi "Vòng tay Công đoàn", đồng thời bày tỏ mong muốn cuộc thi tiếp tục nhận được sự hưởng ứng, tham gia; giúp đoàn viên thêm tin, gắn bó, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.

Hình ảnh đẹp về Công đoàn

Các giải cao của cuộc thi đều có câu chuyện xúc động, thông qua thân phận, nỗi niềm, hoàn cảnh của nhân vật đã nêu bật sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Đó có thể là sự giúp đỡ “vô hình”, khó đong đếm giúp đoàn viên người dân tộc thiểu số vượt qua mặc cảm, tự ti, thoát ra khỏi “vỏ kén” cá nhân để hòa mình vào tập thể và từng bước trưởng thành (bài “Trưởng thành nhờ công đoàn”, tác giả Lý Thị Thủy, giải Nhất); có thể là sự hỗ trợ kịp thời, đúng lúc và hiệu quả của công đoàn cho NLĐ vào lúc họ tưởng như sẽ gục ngã trước ngã rẽ khắc nghiệt của cuộc đời, giúp họ lấy lại cân bằng và vững tin tới tương lai (bài “Vững tin tới tương lai”, tác giả Đỗ Thị Nguyên, giải Nhì); có thể là sự phối hợp của công đoàn với “mạnh thường quân” tạo địa chỉ nương tựa tin cậy cho những NLĐ thiệt thòi (bài “Một địa chỉ thân thương”, tác giả Xuân Hiệp, giải Nhì); có thể là giúp NLĐ không may bị tai nạn tiếp tục sống có ý nghĩa cho đời và cho mình (bài “Động lực để hy vọng”, tác giả Lê Kung Diễm, giải Ba); có thể là “mối lương duyên” công đoàn giúp một thanh niên chập chững vào đời đang băn khoăn đi tìm việc làm hiểu và gắn bó với tổ chức Công đoàn (bài “Tôi yêu công đoàn”, tác giả Lý Trường Khoa, giải Ba)...

Đề tài, nội dung được nhiều bài viết đề cập nhất là những hoàn cảnh khó khăn về nơi ở, mắc bệnh tật hiểm nghèo, bị tai nạn... được tổ chức Công đoàn và cán bộ công đoàn yêu thương, chăm sóc. “Vòng tay Công đoàn” trong những bài viết này có thể là những cán bộ công đoàn tận tụy, hết mình với đoàn viên, NLĐ; có thể là hình ảnh của tổ chức Công đoàn tại một đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan cụ thể.

Dù là hình ảnh cá nhân hay tập thể thì hầu hết các bài viết đều chuyển tải được thông điệp về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn đối với đoàn viên, NLĐ. Nêu bật được ý nghĩa chỗ dựa tin cậy của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, NLĐ, đặc biệt là những đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn. Đây là thành công nổi bật nhất của cuộc thi.

Sự tham gia đông đảo của bạn đọc, bạn viết, của cán bộ công đoàn các cấp cũng là một thành công khác của cuộc thi. Điều đó một mặt nói lên sức hấp dẫn, lan tỏa và hiệu ứng của cuộc thi, mặt khác cho thấy sự chăm lo thiết thực, hiệu quả mang tính phổ biến của tổ chức Công đoàn. Có CĐCS giáo dục như Công đoàn Trường Mầm non Định Tường (Quán Lào, Yên Định, Thanh Hóa) gửi tham dự tới gần 30 bài.

Thành công và lan tỏa

Cô giáo Nguyễn Thị Thư, Trường Mầm non Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội) xúc động chia sẻ về câu chuyện của bản thân, đồng thời cảm ơn tổ chức Công đoàn đã chia sẻ, giúp đỡ mình vượt qua khó khăn.

Một số thuận lợi, khó khăn

Cuộc thi thành công tốt đẹp nhờ nhận được sự quan tâm của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, trong đó có việc ban hành Công văn đề nghị các cấp công đoàn cả nước triển khai cuộc thi. Công đoàn các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương lại cụ thể hóa bằng cách ban hành văn bản của cấp mình yêu cầu các cấp công đoàn trực thuộc triển khai cuộc thi.

Một thuận lợi nữa là sự chăm lo thiết thực, hiệu quả của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn các cấp nhiều năm qua cho đoàn viên, NLĐ khó khăn khăn của mình; qua đó cung cấp chất liệu, đề tài sống động cho các bài viết. Vấn đề chỉ còn là cách khai thác, góc độ tiếp cận và kỹ thuật viết.

Tuy nhiên, yêu cầu của cuộc thi viết về nhân vật phải có thân phận, nỗi niềm, phải có câu chuyện xúc động, gần với thể ký là một thách thức lớn với bạn đọc, bạn viết không chuyên. Vì thế, nhiều bài viết còn sơ sài, mới dừng ở mức mô tả sự kiện khô khan, chưa chạm tới trái tim người đọc và bật ra được ý nghĩa “Vòng tay Công đoàn”. Công tác tuyên truyền, thông tin về cuộc thi ở mức độ nhất định chưa được đầy đủ và đó là điều cần khắc phục cho lần thi tiếp theo.

Thành công và lan tỏa

Các tác giả đoạt giải Khuyến khích của cuộc thi "Vòng tay Công đoàn".

Mở rộng đối tượng cuộc thi lần II

Từ thành công của cuộc thi lần I cũng như thực tiễn công tác chăm lo cho đoàn viên, NLĐ của tổ chức Công đoàn, cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II (được phát động từ ngày 30/10/2021 đến hết ngày 30/09/2022) sẽ không chỉ viết về những trường hợp đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn hỗ trợ, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, mà còn mở rộng, viết về tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn tận tụy, hết mình vì đoàn viên, NLĐ; những doanh nghiệp được công đoàn kết nối, vận động đã dành nguồn lực chăm lo cho NLĐ.

Theo đó, tất cả những sự chăm lo, hỗ trợ thông qua công đoàn mà đích đến phục vụ đoàn viên, NLĐ đều là chủ thể, đối tượng của bài viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II. Cơ cấu giải thưởng được thiết kế lại để “bao phủ” hết các nhóm đối tượng này; giá trị của các giải thưởng cũng được nâng lên.

Về thể loại, cuộc thi lần thứ II một mặt vẫn khuyến khích bài viết sâu sắc, có câu chuyện, nhân vật có đời sống cá nhân, có thân phận, nỗi niềm; mặt khác các bài viết phản ánh thông thường cũng được chấp nhận.

Với những thay đổi như trên, cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II kỳ vọng sẽ có bước đột phá mới về cả chất lượng, số lượng, làm lan tỏa hơn nữa “vòng tay ôm chặt” của công đoàn tới đoàn viên, NLĐ của mình. Hy vọng cuộc thi sẽ dần trở thành “thương hiệu” của Tạp chí trong tương lai.

Phát động cuộc thi viết “Vòng tay công đoàn” lần thứ 2 Phát động cuộc thi viết “Vòng tay công đoàn” lần thứ 2

Theo ông Trần Duy Phương, Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ 2 ...

Toạ đàm Toạ đàm "Vòng tay Công đoàn", kỷ niệm Ngày thành lập Tạp chí Lao động và Công đoàn

Sáng 30/10/2021, tọa đàm và lễ trao giải cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống xuất bản ...

Kết quả cuộc thi “Vòng tay công đoàn” lần thứ nhất Kết quả cuộc thi “Vòng tay công đoàn” lần thứ nhất

Ngày 18/10, Ban tổ chức đã công bố các giải thưởng của cuộc thi viết “Vòng tay công đoàn”. Có 20 tác phẩm, của 18 ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Đây không chỉ là một bài viết tham gia cuộc thi, mà còn là những dòng tâm sự chân thật từ một giáo viên trẻ vừa chập chững bước vào nghề. Tôi muốn được kể lại câu chuyện về những người đã truyền cho tôi ngọn lửa yêu nghề, về những tấm gương thầy cô đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đoàn kết, yêu thương trong môi trường sư phạm – ngôi trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã IaDreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai – nơi tôi may mắn được bắt đầu hành trình làm nghề gieo chữ.
Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Trong không gian ấm áp của ngôi trường tiểu học, có một bóng dáng nhỏ nhắn, tần tảo luôn bận rộn chăm sóc từng em học sinh. Đó là cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền – một bảo mẫu Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu trẻ.

Tin tức khác

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Tình yêu thương luôn hiện hữu, dù vô hình. Nó đa dạng như viên đá ngũ sắc, lung linh và ấm áp trong từng khoảnh khắc đời thường. Tôi cảm nhận rõ điều ấy tại nơi làm việc - Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ngôi trường không chỉ là nơi giảng dạy, mà là mái ấm thứ hai thân yêu, nơi lan tỏa tình yêu thương giữa người với người.
Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Ngày 17/3/2023 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi khi tôi được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), nhiệm kỳ 2023-2028 và được giao trọng trách Chủ tịch Công đoàn.
Sắc màu công sở

Sắc màu công sở

Nhờ những nỗ lực không ngừng, Công đoàn Trung tâm thanh toán, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đơn vị, góp phần vào thành công chung của BIDV.
Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Cô Phạm Thị Thanh Xuân, người đã giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Gò Xoài, huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) từ năm 2007 đến 2023 là một tấm gương sáng ngời về sự tận tụy và lòng yêu thương đối với công việc và đồng nghiệp. Suốt hơn 16 năm đảm nhận trọng trách này, cô Xuân không chỉ là một người lãnh đạo mà còn là người đồng hành, người bảo vệ và người bạn của mọi công đoàn viên và người lao động tại trường.
Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh, Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco (Tiền Giang), vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2025.
Điểm tựa cuộc sống

Điểm tựa cuộc sống

Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn là một hành trình dài và trên hành trình ấy không thể biết được điều gì sẽ xảy ra ở phía trước. Có thể là niềm vui, là may mắn nhưng cũng có thể là những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Vì thế, ta rất cần một “điểm tựa” vững vàng để có thể mạnh mẽ vượt qua bước tiếp. Đoàn viên luôn có được cho mình một “điểm tựa” chắc chắn để yên tâm công tác đó chính là Công đoàn Trường THPT Tân Trào (thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).
Xem thêm