![]() |
Đâu là giải pháp sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn lao động. Ảnh minh họa |
Theo thông tin từ Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.229 người bị nạn, trong đó, số vụ TNLĐ chết người là 972 vụ, số người chết là 1.039 người. Một thông tin đáng mừng là số vụ TNLĐ, số vụ TNLĐ chết người và số người chết trong khu vực lao động có quan hệ lao động đều giảm so với năm 2017 (con số giảm lần lượt là: 659 vụ, chiếm 8,50%; 70 vụ, chiếm 10,8% và 44 người, chiếm 6,6%)
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lại, con số khả quan này nằm ở khu vực dễ thống kê, giám sát. Còn một khu vực “mờ” nhưng số lượng lao động tham gia rất đông, đó là làm việc không theo hợp đồng. Các chỉ tiêu ở đây lại không khả quan như thế. Cụ thể, mặc dù số vụ TNLĐ trong khu vực này có giảm 300 vụ, chiếm 24,85%, nhưng số vụ TNLĐ có người chết lại tăng 144 vụ, chiếm 57,6%; số người chết tăng 155 người, chiếm 59,16%.
Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ cấp địa phương, việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nội dung của Luật đến khu vực này chưa thực sự tích cực, do đó, việc triển khai thực hiện trách nhiệm của cấp huyện, xã còn nhiều lúng túng; công tác huấn luyện ATVSLĐ chưa được các địa phương chủ động triển khai (việc huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động khu vực không có hợp đồng lao động hiện còn phụ thuộc hoàn toàn vào hỗ trợ thông qua các dự án, chương trình); công tác quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt, việc kiểm soát tình hình TNLĐ còn rất nhiều lúng túng; vẫn tồn tại sự chồng lấn, giao thoa trong quản lý đặc biệt là về máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Các cơ quan quản lý nhà nước cùng các địa phương cần bắt tay ngay vào việc hoàn thiện các văn bản, quy định nhằm kiểm soát và có chế tài xử lý triệt để các vi phạm. Đặc biệt, các địa phương cần tích cực, chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ. Cần có chính sách hỗ trợ tích cực để cấp huyện và cấp xã có nhân lực đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ. Đồng thời cũng cần ngay các quy định về trách nhiệm cá nhân quản lý lĩnh vực này.
Việc tăng cường trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp quản lý chắc chắn sẽ góp phần giảm thiểu số vụ TNLĐ và số người chết ở khu vực mà người lao động đang chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước.
![]() Ông Lê Đức Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện ATVSLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đưa ra một số góp ý ... |
![]() Hiện nay đang là thời điểm mùa mưa lũ, nhiều khả năng xảy ra dịch bệnh và các vấn đề về mất VSATTP trên địa ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
