Tăng cường quản lý trong xuất khẩu lao động
Thị trường lao động

Tăng cường quản lý trong xuất khẩu lao động

QUỐC THẮNG
Tác giả: QUỐC THẮNG
Chủ trương đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài không những góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm mà còn có vai trò quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

Những con số ấn tượng

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, hiện có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 30 nhóm ngành nghề và thời hạn hợp đồng khác nhau.

Tính từ năm 2018 đến nay, trung bình mỗi năm nước ta đưa trên 140.000 lao động ra nước ngoài làm việc. Đặc biệt, con số trên vẫn được giữ vững trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Năm 2022, gần 143.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Chỉ 11 tháng của năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã là 146.156 lao động, đạt 121,8% kế hoạch (chỉ tiêu năm 2023 đưa 110.000 NLĐ đi làm việc ở nước ngoài).

Những thị trường chủ yếu mà lao động Việt Nam làm việc là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hungary, Romania, Ba Lan, Ả Rập Saudi, CHLB Đức, …

Trong những năm qua, các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động của nước ta. Chẳng hạn, năm 2022, trong tổng số 142.779 người đi làm việc ở nước ngoài thì có đến 135.861 lao động làm việc ở khu vực Đông Bắc Á. Con số thống kê đến tháng 11 của năm 2023 cho thấy, trong 146.156 lao động ra nước ngoài làm việc, có 136.953 người lao động (tỉ lệ 93%) làm việc ở khu vực này.

Con số ấn tượng của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài còn thể hiện ở tỷ lệ trong các thị trường trọng điểm. Tại Nhật Bản, hiện có khoảng 380.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc, chiếm 18% tổng số lao động người nước ngoài tại nước này.

Tại Hàn Quốc đang có hơn 36.000 lao động Việt Nam làm việc theo chương trình EPS, chiếm hơn 10% lực lượng lao động nước ngoài tại nước này. Tỷ lệ trên ở Đài Loan (Trung Quốc) là 260.000 người, chiếm 35% tổng số lao động nước ngoài.

Một số bất cập

Bất cập thể hiện rõ trong chỉ số tăng trưởng trên là tình trạng lao động bất hợp pháp. Con số từ thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện Việt Nam có hơn 712.600 NLĐ đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có hơn 46.600 người vi phạm hợp đồng (bỏ trốn) và cư trú bất hợp pháp tại các nước, chiếm 6% tổng số lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.

Lao động bỏ trốn ở thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ cao nhất, với hơn 12.200 người, chiếm tới 26% tổng số lao động sang làm việc ở nước này. Con số đó ở Đài Loan (Trung Quốc) là hơn 24.000 người, chiếm 9%; ở Nhật Bản là gần 4.700 người; ở Trung Đông - châu Phi là hơn 1.300 người, ở các nước châu Âu là hơn 600 người.

Mục đích của lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp là để ở lại nước ngoài làm việc lâu hơn, có thu nhập cao hơn so với làm việc theo hợp đồng. Nhiều trường hợp bi thảm của NLĐ đang làm việc ở nước ngoài đã xảy ra do hiện tượng này. Mặt khác, hình ảnh của lao động Việt Nam trên thế giới bị nhìn nhận một cách tiêu cực. Tổn thất đó không thể bù đắp được số lượng ngoại hối do xuất khẩu lao động mang lại hằng năm.

Một số bất cập khác như chất lượng đội ngũ (tay nghề, ngoại ngữ) của lao động, vấn đề biến đổi văn hóa hay tác động tiêu cực đến đời sống gia đình có người đi xuất khẩu lao động cũng thường được bàn đến.

Về mặt cơ cấu, có thể nhận thấy một số ngành nghề mà Việt Nam có sẵn nguồn nhân lực (như điều dưỡng, thợ cơ khí...) thì số lượng tiếp nhận theo kênh chính thức hiện tại chưa nhiều, ngành nghề tiếp nhận chưa đa dạng để thu hút được lao động. Tình trạng đó do hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo ngành nghề, lĩnh vực đào tạo để phục vụ công tác hoạch định chính sách.

Tăng cường quản lý trong xuất khẩu lao động
NLĐ chuẩn bị lên đường làm việc ở nước ngoài. Ảnh minh họa: IT

Về thu nhập, nhìn chung, thu nhập của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo các chương trình chính thức cao hơn gấp nhiều lần so với lao động trong nước. Phần lớn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường nhận mức thu nhập bình quân từ 600 - 700 USD, chỉ số ít có mức thu nhập trên 1.000 USD như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… Theo báo cáo mới công bố của Manpower Group, tiền lương trung bình của người lao động Việt Nam ở trong nước hiện là 275 USD, tương đương hơn 6,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, xét những trường hợp ở ngoài các thị trường tốt như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, thu nhập 600 - 700 USD là rất thấp so với những gì người lao động phải đầu tư, chấp nhận (chi phí sinh hoạt, cuộc sống xa gia đình, …). Ở những làng xuất khẩu lao động tiêu biểu như Đô Thành, Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), Kỳ Ninh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh), người lao động càng ngày càng có ý thức không đi làm việc bằng mọi giá nếu không có môi trường tốt, mức lương cao.

Anh Nguyễn Cao Thắng, quê ở Đức Thọ - Hà Tĩnh, một lao động đang làm trong xưởng sản xuất thực phẩm tại Đài Loan cho biết, trừ chi phí sinh hoạt, mức lương trung bình anh nhận được khoảng 12 triệu đồng/tháng, kể cả tăng ca. “Đây là mức lương mà tôi từng nhận được khi làm việc tại TP. HCM. Nhưng đã sang đây thì phải tiếp tục làm việc cho hết hợp đồng”.

Nhiều lao động đã chấp nhận về khi có thể gia hạn hợp đồng. Với chi phí bỏ ra ban đầu 150 triệu đồng để sang Đài Loan làm việc với mức lương 12-14 triệu đồng/tháng, chị Võ Thu Trang, quê ở Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã về nước sau 2 năm vì mức lương không như mong muốn.

Để có sự chuyển biến mạnh mẽ

Xuất phát từ một số bất cập của thị trường xuất khẩu lao độngvà nhiều đổi thay về pháp lý, tiêu chuẩn, chính sách của một số thị trường trọng điểm trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách về vấn đề này.

Đầu năm nay, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 225/NQ-CP Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW. Mặt khác, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo đó, Kế hoạch đề ra 4 nhiệm vụ, giải pháp, gồm:

Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới;

Hai là, rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới;

Ba là, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới;

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật.

Tăng cường quản lý trong xuất khẩu lao động
Hội thảo “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước” vào ngày 27/12/2023 tại TP.HCM. Ảnh: Giang Nam

Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Chính phủ cũng đưa ra yêu cầu thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường lao động ở nước ngoài bằng việc xây dựng các chuyên mục, chương trình, chia sẻ những tấm gương, điển hình thành công sau khi đi làm việc ở nước ngoài để định hướng cho người lao động chủ động học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ phù hợp với thị trường lao động ngoài nước và sau khi về nước.

Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động cũng cần được chú trọng để làm sao hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, bao quát các nhóm đối tượng và tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đặc biệt, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Chính phủ nhấn mạnh đến việc cần có chính sách, cơ chế kết nối, hỗ trợ người lao động sau khi về nước tìm kiếm việc làm phù hợp, trong đó cần chú ý đến việc sử dụng hiệu quả, phát huy trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc của người lao động.

Cần ngăn chặn hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với mục đích trục lợi, mua bán người bằng việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Voice: Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Nghệ An Trần Hữu Thượng: Giải pháp để người lao động lựa chọn đi làm việc nước ngoài bằng các chương trình chính thức.

Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều

Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ...

Bỏ tiền cho người khác buôn mình Bỏ tiền cho người khác buôn mình

Chẳng ai bỏ tiền, chứ chưa nói là tiền tỷ, để mình được trở thành nạn nhân buôn người. Nhưng nghịch lý đó đang diễn ...

Chông chênh chợ nổi vào Xuân Chông chênh chợ nổi vào Xuân

Trải qua một năm đầy biến động, khó khăn của nền kinh tế, dịp Tết Nguyên đán năm nay, lượng khách du lịch đến chợ ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm