Đời sống

Tận tâm với những người “lúc tỉnh, lúc mê”

NGỌC PHÚ - Báo Đà Nẵng
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, nữ điều dưỡng Dương Thị Quỳnh Hương (sinh năm 1998, đoàn viên công đoàn Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng thuộc Công đoàn ngành Y tế) vượt qua khó khăn, tận tình chăm sóc bệnh nhân tâm thần, giúp họ vơi đi nỗi bất hạnh trong cuộc sống.

Chúng tôi đến Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng vào một ngày nóng như đổ lửa. Khu bệnh nhân nữ tâm thần dội lên tiếng cười, thỉnh thoảng có những tiếng la ó, hú hét. Nữ điều dưỡng Quỳnh Hương mồ hôi nhễ nhại đi từng giường đo huyết áp cho bệnh nhân. Trong cái nóng oi bức của thời tiết cộng với những âm thanh ồn ào, hỗn tạp do bệnh nhân phát ra dễ khiến cho con người ta cáu gắt, nhăn nhó nhưng diều dưỡng Quỳnh Hương vẫn nhẹ nhàng, ân cần với từng người bệnh để lấy chính xác chỉ số huyết áp của họ.

Hương cho biết, mình tốt nghiệp ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2019, sau đó xin vào làm tại Khoa nữ Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng. Sau thời gian đầu tiếp cận học tập công việc, Hương được phân về chăm sóc bệnh nhân nữ. Những ngày đầu vào làm khá bỡ ngỡ, tuy đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần và các tình huống nhưng những cái tát, vết cào xé của bệnh nhân lúc họ bị rối loạn lên cơn khiến Hương cũng sợ hãi và nản lòng. Hương cứ dặn lòng mình, ngày mai, ngày mốt sẽ quen, chỉ là bệnh nhân lên cơn, rồi mọi thứ sẽ ổn… Cứ thế, Hương tự động viên và với trách nhiệm y đức, vì lòng thương cho những phận người bất hạnh, Hương xốc lại tinh thần để tiếp tục công việc của mình.

Tận tâm với những người “lúc tỉnh lúc mê”
Nữ điều dưỡng Dương Thị Quỳnh Hương - đoàn viên công đoàn Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

“Thời còn là đứa trẻ nhỏ, nhìn cảnh người bị bệnh tâm thần có những hành động mất kiểm soát, gây nguy hiểm cho người thân, xã hội, em thấy vừa sợ vừa thương. Chính vì vậy, em mong muốn sau này mình sẽ làm được điều gì đó để giúp ích cho họ, giúp họ khỏi bệnh, giảm bớt nỗi bất hạnh. Sau khi tốt nghiệp, em không ngần ngại xin vào làm điều dưỡng tại Bệnh viện và gắn bó với những người “nửa tỉnh nửa mê” cho tới bây giờ”, Hương chia sẻ.

Hằng ngày, sau khi giao ban, Hương xuống khu vực bệnh nhân để thăm khám, thực hiện công tác vệ sinh cho bệnh nhân, hướng dẫn cho bệnh nhân những công việc hằng ngày để họ làm theo. Đến giờ ăn, Hương nhẹ nhàng bưng từng bát cơm cho bệnh nhân, có bệnh nhân nhõng nhẽo không chịu ăn, Hương phải xắn tay áo bón cơm, trông giống một cô giáo mầm non đang chăm sóc cho các cháu nhỏ, vừa dỗ dành, vừa bón từng thìa cơm canh. Khi bệnh nhân ốm đau, Hương tận tình chăm sóc cho bệnh nhân, thậm chí có những ngày chị ở lại với bệnh nhân vào ban đêm để tiện bề chăm sóc. Tình cảm, sự ấm áp của Hương giúp cho người bệnh vơi bớt đi những nỗi cô đơn, bất hạnh khi tỉnh táo trở lại.

Những ngày nắng nóng, bệnh nhân dễ bị rối loạn lên cơn nên các điều dưỡng luôn túc trực bên cạnh để xử lý. “Giờ mình đã có nhiều kinh nghiệm, được trang bị nhiều kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra nên không còn lo bệnh nhân đánh, đạp, tát vào mặt khi họ lên cơn. Nhìn người bệnh, mình thực sự rất thương họ, bởi chẳng ai muốn mang căn bệnh mà cả xã hội chế giễu, xa lánh. Vì vậy, anh em y, bác sĩ tại Bệnh viện cố gắng hết sức mình chữa trị, chăm sóc, chỉ mong sao bệnh nhân nhanh khỏi bệnh”, Hương nói.

Bà N - bệnh nhân từng tát vào má Hương khi lên cơn rối loạn cho biết, giờ bệnh tình đã thuyên giảm cũng nhờ sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện, trong đó đặc biệt là cô Hương. Mỗi lần tỉnh táo, nghe mọi người kể lại mình tát cô Hương trong lúc lên bệnh, lúc đó cảm thấy ăn năn lắm. “Cô ấy còn trẻ nhưng như “mẹ hiền” của chúng tôi, tận tâm, tận tình từng li, từng lý; nhỏ nhẹ, vỗ về khi người bệnh có những biểu hiện không bình thường; chịu đựng khi bệnh nhân cấu xé lúc lên cơn. Chúng tôi cảm thấy mang ơn cô Hương nhiều lắm”, bà N nói trong nước mắt.

Những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Hương xung phong ra “tuyến đầu” chống dịch, chăm sóc cho các F1 tại Bệnh viện, khu Ký túc xá phía Tây thành phố, Trường Tiểu học Phan Phu Tiên. Ròng rã 3 tháng phục vụ F1, về lại Bệnh viện, Hương chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần bị mắc Covid-19. Chăm sóc bệnh nhân tâm thần những ngày bình thường đã vất vả, khi họ mắc Covid-19 thì nỗi vất vả ấy tăng lên gấp nhiều lần. Chấp nhận vất vả, rủi ro nhiễm bệnh, hằng ngày, Hương thăm khám, hướng dẫn các biện pháp y tế để giúp bệnh nhân điều trị Covid-19. Khi bệnh nhân khỏi bệnh cũng là lúc Hương bị lây nhiễm. “Vất vả, nhọc nhằn nhưng đã dấn thân với nghề thì phải chấp nhận và làm tốt phận sự của mình”, Hương chia sẻ.

Đánh giá về nữ điều dưỡng Dương Thị Quỳnh Hương, bạn bè, đồng nghiệp cho đến lãnh đạo Bệnh viện đều nói rất ngắn gọn: “Trẻ, nhiệt huyết, năng nổ, không ngại khó ngại khổ, tận tâm với bệnh nhân, thương yêu giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến”. Cô cũng chính là một trong 05 tấm gương điển hình được Công đoàn ngành Y tế giới thiệu về gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động thành phố.

Với Hương, vất vả, nhọc nhằn của nghề không thể đếm xuể nhưng sẽ không bao giờ chùn bước, bởi đã lựa chọn thì phải theo nghề. Đang trò chuyện với chúng tôi thì có bệnh nhân la ó, ảnh hưởng đến những người xung quanh, Hương vội nói lời chào tạm biệt để vào chăm sóc bệnh nhân. Nhìn dáng vẻ cuống quýt lúc Hương vội vào bên bệnh nhân, tôi thầm nghĩ, cô ấy gắn bó với công việc, gắn bó với những con người "lúc tỉnh, lúc mê" phần nhiều xuất phát từ trách nhiệm và trái tim lương thiện. Và tôi tin rằng, với trái tim nồng ấm của Hương sẽ sưởi ấm thế giới người tâm thần, để họ tỉnh nhiều hơn mê…

Tận tâm với những người “lúc tỉnh lúc mê”
Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng
Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng: Ngày 20/7 kết thúc nhận bài dự thi Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng: Ngày 20/7 kết thúc nhận bài dự thi
Nữ cán bộ tận tâm với công tác xã hội, chính sách người có công Nữ cán bộ tận tâm với công tác xã hội, chính sách người có công
Hiệu quả mô hình chăm lo đời sống cho người lao động Hiệu quả mô hình chăm lo đời sống cho người lao động

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm