Kinh tế - Xã hội

Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, xây dựng Công đoàn Việt Nam ngày càng phát triển

TS. Bùi Văn Cường
Công đoàn Việt Nam đã trải qua gần một thế kỷ xây dựng và phát triển với những trang sử vẻ vang đáng tự hào; đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hoạt động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, Công đoàn Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn, song cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua.
tan dung co hoi vuot qua thach thuc xay dung cong doan viet nam ngay cang phat trien
Công đoàn Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. Ảnh minh họa

1. Thời cơ và thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Công đoàn Việt Nam luôn hoạt động trong môi trường chính trị thuận lợi; có đưòng lối, chủ trương, chính sách của Đảng định hướng cho GCCN và tổ chức Công đoàn hoạt động. Trong các nhiệm kỳ Đại hội của mình, Đảng đều có những chỉ thị, nghị quyết liên quan đến xây dựng GCCN và Công đoàn Việt Nam. Đặc biệt là Nghị quyết số 20/NQQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về “Xây dựng GCCN Việt nam lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Hiến pháp (2013) và Bộ luật Lao động (2012), Luật Công đoàn (2012),… đều thừa nhận địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam. Đây là một trong những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng; đồng thời là điều kiện thuận lợi để Công đoàn Việt Nam thực hiện các chức năng cơ bản của mình.

Công đoàn Việt Nam có cơ hội nâng cao vai trò trong đời sống xã hội thể hiện qua việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong điều kiện thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội của Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn hơn, khi Việt Nam phải tuân thủ và hướng tới thực thi cao hơn các tiêu chuẩn lao động theo các công ước quốc tế có liên quan.

Với lợi thế là tổ chức chính trị - xã hội duy nhất đại diện cho NLĐ, trong bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam sẽ điều chỉnh phương pháp hoạt động, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy để thích nghi với điều kiện mới, qua đó có cơ hội để tiếp tục thu hút NLĐ vào tổ chức của mình, kể cả phải “cạnh tranh” với các thiết chế đại diện khác.

Khi thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam của nhiều nước thành viên thuộc các trung tâm hàng đầu thế giới có khả năng mang lại lợi ích lan tỏa về công nghệ và trình độ quản lý. Đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, quản lý, trình độ nghề nghiệp của NLĐ cũng được thúc đẩy nâng lên.

Việc xuất hiện các tổ chức của NLĐ (khác tổ chức Công đoàn hiện nay) sẽ tạo động lực để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn theo hướng năng động và sáng tạo hơn. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo cơ hội để chúng ta hiện thực hóa các giá trị của nhân loại.

Song, bối cảnh mới cũng mang lại nhiều thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước hết là thách thức trong việc tổ chức thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, khi việc thực thi các quyền và lợi ích của NLĐ tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị chưa đảm bảo. Hoạt động của công đoàn trong nhiều CĐCS còn yếu...

Một khi nhiệm vụ trung tâm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ chưa được thực hiện rõ nét, sẽ dẫn đến nguy cơ về sự bền chặt giữa đoàn viên công đoàn và tổ chức Công đoàn.

Bên cạnh đó là thách thức về tính thiết thực của tổ chức Công đoàn, về vai trò công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định trong doanh nghiệp và nguồn tài chính cho hoạt động của tổ chức Công đoàn. Một số nơi công đoàn chưa nhận diện đầy đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ở nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị hành chính sự nghiệp, cán bộ công đoàn làm việc theo kiểu mệnh lệnh, hành chính.

Nguồn thu tài chính của các cấp công đoàn có thể giảm mạnh, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cũng sẽ giảm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công đoàn, trong bối cảnh phải nâng cao chất lượng hoạt động, cạnh tranh trong việc thu hút đoàn viên. Do đó, muốn giữ vững và tiếp tục phát triển đoàn viên thì Công đoàn Việt Nam cần khẩn trương xây dựng nguồn lực đủ mạnh để tạo ra những quyền lợi khác biệt và lớn hơn cho đoàn viên công đoàn.

Tính đồng bộ trong mô hình tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn cũng đứng trước nhiều thách thức. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm 4 cấp, theo đánh giá chung, hiện tương đối phù hợp với mô hình đơn tính, có sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống. Tuy nhiên, khi thực hiện cam kết của CPTPP, sẽ bộc lộ những yếu tố bất hợp lý cần xem xét lại để tăng tính hiệu quả hoạt động của công đoàn.

Vị thế độc tôn của Công đoàn Việt Nam bị thách thức và đứng trước những áp lực cạnh tranh cực kỳ lớn. Khi tham gia CPTPP, NLĐ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn làm đại diện. Lúc đó, tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện tại có đảm nhận được sứ mạng là tổ chức chính trị - xã hội nữa không? Nếu còn thì liệu tổ chức Công đoàn hiện nay có đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ được không? Nếu không thì sẽ như thế nào?

Những người từng là công đoàn viên thuộc tổ chức Công đoàn hiện tại có thể rời bỏ để gia nhập tổ chức mới, quyền lợi và nghĩa vụ đối với tổ chức cũ sẽ như thế nào. Làm thế nào để công đoàn, một tổ chức có 90 năm với bề dày nhiều kinh nghiệm trong đại diện, đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, vẫn sẽ là thủ lĩnh của tập thể NLĐ, vẫn có thể thu hút được nhiều NLĐ tham gia là thành viên, đó là vấn đề lớn đặt ra.

Hầu hết cán bộ công đoàn chưa chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn hạn chế; phần lớn cán bộ làm việc như cán bộ hành chính. Chưa có cơ chế chính sách bảo vệ, động viên khuyến khích cán bộ công đoàn; cán bộ hoạt động kiêm chức vừa không có chế độ đãi ngộ, vừa dễ bị chấm dứt hợp đồng lao động nên ngại đấu tranh, không thiết tha với công tác công đoàn cũng là một thách thức của công đoàn trong thời kỳ hội nhập.

2. Một số giải pháp tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng phát triển

Cơ hội có thể chuyển thành thách thức nếu không tận dụng được; thách thức có thể chuyển hóa thành cơ hội nếu chủ động ứng phó thành công. Trong thời gian tới, Công đoàn Việt Nam cần tranh thủ và phát huy những cơ hội, tìm giải pháp vượt mọi khó khăn, thách thức để tiếp tục đẩy mạnh phong trào công nhân và hoạt động công đoàn lên tầm cao mới. Muốn vậy, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Một là, các cấp công đoàn cần thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, vận động CNLĐ đi đầu trong việc thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong đó, quan tâm sâu sắc đến "việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội" của CNLĐ. Công đoàn phải tiếp tục thực hiện các chức năng của mình, như tập hợp, giáo dục CNLĐ, tham gia quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi chính đáng của CNLĐ.

Hai là, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quyền của công đoàn, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ, đặc biệt là quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay và vai trò của tổ chức Công đoàn, để từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm ứng phó với những vấn đề phát sinh khi Việt Nam triển khai các nội dung của CPTPP có liên quan đến công nhân và công đoàn, đặc biệt là việc NLĐ có quyền thành lập tổ chức đại diện riêng mà không phải là tổ chức Công đoàn hiện nay.

Ba là, nghiên cứu kỹ các qui định của quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành để có những tham gia đóng góp trong các hội đồng quốc gia về xây dựng chính sách có liên quan đến CNLĐ và công đoàn. Chẳng hạn chính sách tiền lương, chính sách việc làm, chính sách BHXH,… Việc hoạch định chính sách của Nhà nước liên quan đến NLĐ, công đoàn phải đóng góp ý kiến, chủ động tham gia trước khi được ban hành.

Bốn là, đổi mới căn bản hoạt động đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích cho đoàn viên, NLĐ theo hướng phát triển các chương trình xuyên suốt toàn hệ thống như một chính sách an sinh xã hội của công đoàn phục vụ trực tiếp và đúng đối tượng, thực hiện đồng bộ giữa trách nhiệm và thụ hưởng, gắn kết chặt chẽ hơn giữa đoàn viên và tổ chức Công đoàn,nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đại diện để củng cố, tăng cường sự gắn bó chặt chẽ với đoàn viên, NLĐ, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Năm là, Công đoàn Việt Nam cần đặt trọng tâm, đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo cán bộ công đoàn; đồng thời phải xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách đủ chuẩn, ngày càng nâng cao về chất lượng để trở thành đội quân chủ lực dẫn dắt lực lượng cán bộ công đoàn không chuyên trách phát huy cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục tạo sự phát triển Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Sáu là, tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ công tác tài chính công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả để tăng cường, phát huy các nguồn lực đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn; phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của đoàn viên, NLĐ.

Bảy là, tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức thu hút, tập hợp NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn; sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn các cấp; nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; đẩy mạnh các hoạt động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Tám là, Đổi mới việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, hiệu quả, sát hợp từng đối tượng, góp phần khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn, của đoàn viên, NLĐ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

tan dung co hoi vuot qua thach thuc xay dung cong doan viet nam ngay cang phat trien Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh: Sáng mãi cuộc đời người chiến sĩ cộng sản kiên trung

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chỉ kéo dài khoảng 7 năm, nhưng vô cùng sôi động với nhiều ...

tan dung co hoi vuot qua thach thuc xay dung cong doan viet nam ngay cang phat trien Chặng đường 90 năm: Công đoàn phải quyết tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Muốn thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, Công đoàn phải vững vàng, quyết tâm đổi mới cả nội dung và phương thức hoạt ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm