![]() |
Không ít bạn trẻ có thói quen vừa chạy xe vừa sử dụng điện thoại di động. |
Việc bị mất một tay cho việc cầm điện thoại sẽ khiến bạn mất tập trung khi lái xe, đồng thời không thể phản ứng khi gặp những tình huống bất ngờ.
Đối với xe máy, lái bằng một tay không thể chắc chắn và an toàn bằng 2 tay. Hơn nữa tay trái cầm điện thoại sẽ khiến bạn không thể sử dụng hệ thống phanh kết hợp ở xe tay ga. Giật mình trước những tình huống bất ngờ sẽ khiến bạn sử dụng phanh trước mạnh và đột ngột, gây tai nạn là điều khó tránh khỏi.
Đã có người vì mải mê nghe điện thoại mà qua đường thiếu quan sát, chuyển hướng không báo hiệu, đèn đỏ quên dừng lại… gây bất bình cho những phương tiện cùng lưu thông, thậm chí xảy ra tai nạn.
Nhớ lại vụ tai nạn tàu hỏa ở TP. HCM xảy ra vào ngày 11/5/2011. Nạn nhân là anh Nguyễn Lương Hiệp (ngụ ở quận Gò Vấp). Vụ việc xảy ra khi anh đi xe máy qua giao điểm đường Thích Quảng Đức ở phường 5, quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Do đeo tai nghe nhạc nên anh đã không nghe thấy tiếng còi cảnh báo để dừng lại cho tàu qua. Và hậu quả là xe và người tông thẳng vào tàu, làm nạn nhân tử vong tại chỗ. Năm 2015, một vụ tai nạn giao thông tương tự lại xảy ra tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Một sinh viên cao đẳng đeo tai nghe và băng qua đường sắt mà không để ý đèn tín hiệu báo tàu đang đến, nên đã xảy ra tai nạn và tử vong tại chỗ. Còn nhiều vụ va quẹt, ngã xe khác do sử dụng tai nghe làm mất tập trung, bị lạc tay lái xảy ra trên các đường phố hằng ngày.
![]() |
Hiện trường 1 vụ tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại di động. |
Không những vậy, đây còn là hành vi thiếu ý thức, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần tạo điều kiện cho tội phạm cướp giật hoạt động. Đã có không ít vụ cướp giật điện thoại khi người tham gia giao thông vừa điều khiển phương tiện vừa nghe điện thoại.
Theo phân tích của cơ quan chức năng, số vụ tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông tương đương với số vụ tai nạn do người lái xe sử dụng rượu bia. Dùng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung; khả năng điều khiển, kiểm soát vận tốc khi gặp tình huống bất ngờ sẽ lúng túng, không xử lý kịp thời gây tai nạn là tất yếu.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đối với lái xe máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị xử phạt từ 600.000 - 1 triệu đồng đã chính thức có hiệu lực và áp dụng từ ngày 01/01/2020.
Vì vậy, khi đi trên đường, nếu bạn gặp ai đó đeo tai phone thì hãy thực hiện một hành động nhỏ là mỉm cười nhắc nhở và cảnh báo. Đôi khi những hành động nhỏ bé như vậy sẽ có tác động lớn, khiến đối tượng suy nghĩ về hành vi của mình và nhớ lâu để không tái phạm. Đó cũng là cách làm xã hội tốt hơn lên từ mỗi đóng góp của những cá nhân riêng lẻ. Hơn hết, mỗi người dân cũng cần tự ý thức bảo vệ tính mạng của mình hơn. Không vì bất kỳ lý do lớn nhỏ nào mà hạn chế khả năng phòng vệ của bản thân trước những nguy cơ đường phố. Sự cẩn thận, khi tham gia giao thông không bao giờ là điều thừa. Bởi mỗi người khi có mặt trên đường, đều cần có trách nhiệm đóng góp sự an toàn chung cho bản thân và tất cả mọi người. Có như thế, văn minh đường phố mới ngày càng được nâng cao và an toàn.
![]() Kể từ ngày 1/1/2020, lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông đã được tăng mức phạt lên nhiều lần và điều này khiến ... |
![]() Tối ngày 3/1, trên đoàn tàu mang số hiệu SE6 (Sài Gòn – Hà Nội), một sản phụ đã chuyển dạ. Ngay lập tức, tổ ... |
![]() "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" - Cái câu nói tưởng như bông phèng ấy bỗng lại thấy mang đầy ý nghĩa nghiêm túc ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
