![]() |
Sở GD&ĐT TP. HCM đang xây dựng phương án mở cửa trường học. (Ảnh minh họa) |
Theo Sở GD&ĐT, để mở cửa trở lại, các ngành hoạt động, phục hồi kinh tế, phải tính toán cho học sinh quay lại trường. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp các địa phương sớm ổn định, giúp phụ huynh yên tâm đi làm. Việc tận dụng khoảng thời gian học trực tiếp vừa là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục, vừa là điều kiện cơ bản để ổn định xã hội.
Theo đó, Sở GD&ĐT xây dựng phương án mở cửa trường học, học sinh học trực tiếp trở lại áp dụng đối với các địa bàn theo từng cấp độ dịch.
Cụ thể, đối với địa bàn được xác định ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): Tổ chức dạy học trực tiếp, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
Những trường ngoài công lập nếu đảm bảo các điều kiện an toàn, có thể bố trí nội trú, bán trú, xe đưa rước học sinh.
Trường học phải đảm bảo giãn cách, đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn trong ngành giáo dục. Nhà trường cũng chuẩn bị hạ tầng công nghệ, trang thiết bị, phương tiện để chuyển sang hình thức dạy trực tuyến khi dịch bệnh phức tạp.
Ở các địa bàn này, trường đại học được tổ chức dạy học trực tiếp nếu đáp ứng bộ tiêu chí an toàn, giảng viên và sinh viên được tiêm đủ liều vắc xin.
Ở các địa bàn được xác định dịch ở cấp 3 (nguy cơ cao): Sẽ tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp.
Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, 2, 6, 9, 12.
Để tổ chức học trực tiếp cho học sinh, học viên, sinh viên phải bố trí lệch ca, lệch giờ, không tập trung đông người, giãn cách tối đa, đảm bảo giới hạn về số người học theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong ngành giáo dục do UBND TP ban hành.
Đối với các địa bàn được xác định ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): Tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học.
Về công tác tổ chức, sở GD&ĐT đề xuất trong thời gian đầu, các trường mầm non chỉ nhận giữ trẻ 1 buổi, không ăn sáng, không bán trú. Các lớp được chia đôi số lượng học sinh và bố trí lệch buổi.
Sau mỗi tuần, phòng GD&ĐT đánh giá lại độ an toàn, các điều kiện để tham mưu UBND quận/huyện/ thành phố điều chỉnh nới rộng các điều kiện như cho tổ chức ăn sáng, bán trú, bỏ tách lớp.
Đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các trường chủ động xây dựng phương án tổ chức hoạt động để phù hợp với quy định cấp độ dịch tại địa phương.
Dự thảo được đưa ra trong bối cảnh, tính đến ngày 24/10, TP. HCM đang ở cấp độ 2. Trong 22 địa phương (cấp quận, huyện và TP. Thủ Đức) có 9 địa phương đạt cấp độ 1 (vùng xanh), 12 địa phương đạt cấp độ 2 (vùng vàng) và 1 địa phương cấp độ 3 (vùng cam).
TP Thủ Đức, quận Gò Vấp, Tân Bình, 1, 7, 8, 10, huyện Cần Giờ, Củ Chi đạt cấp độ 1.
Cấp độ 2 gồm có các quận huyện sau: 3, 4, 5, 6, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè. Chỉ còn riêng quận Bình Tân thuộc cấp độ 3.
![]() Trong khi Luật điện ảnh sửa đổi nước nhà đang được bàn thảo sôi nổi, tranh cãi nhiều chiều thì lướt danh sách 10 phim ... |
![]() Đó là lời căn dặn của Bác Hồ với người công nhân trẻ Nhà máy Xi măng Trương Thị Len năm xưa. Đối chiếu với ... |
![]() Tỉnh Phú Thọ đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 sau 2 tuần bùng phát, do đó tỉnh cũng đã đề nghị các tỉnh ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
