Kinh tế - Xã hội

Sau 30/9, TP HCM chính thức bỏ giấy đi đường

Duy Chương
Tác giả: Duy Chương
Sau ngày 30/9, TP HCM sẽ không còn cấp giấy đi đường mà ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát để giảm phiền hà cho người dân nhưng phải đảm bảo an toàn.
TP. HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng quy định riêng để mở cửa nền kinh tế TP. HCM: Gói an sinh khẩn cấp thứ 2 hỗ trợ công nhân lao động khó khăn TP Hồ Chí Minh: Ai đủ điều kiện để cấp thẻ xanh COVID-19?
Sau 30/9, TP HCM chính thức bỏ giấy đi đường
Sau 30/9, người dân TP HCM không còn phải sử dụng giấy đi đường. Ảnh: ST

Sau 30/9, TP HCM dỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch nội đô, bỏ quy định về giấy đi đường, người dân có thể đi lại nhưng không tự ý ra khỏi thành phố. Thông tin trên được thông báo tại cuộc họp báo công bố chỉ thị của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố diễn ra sáng 30/9.

Cụ thể, sau ngày 30/9, TP HCM sẽ không còn cấp giấy đi đường cho người dân mà ứng dụng công nghệ thông tin để giảm phiền hà cho người tham gia giao thông nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.

Về phương án ứng dụng công nghệ thông tin, người dân khi đi đường phải sử dụng mã QR của ứng dụng khai báo y tế, di chuyển nội địa của Bộ Công an (VNEID) và ứng dụng "Y tế Hồ Chí Minh". Các ứng dụng này thể hiện lịch sử tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức được hoạt động. Trường hợp không có mã QR, người dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh: F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất đủ 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Bên cạnh đó, người dân không được tự ý sử dụng phương tiện cá nhân rời khỏi địa bàn TP HCM. Nếu thực sự cần thiết phải ra khỏi thành phố, người dân cần thực hiện theo quy định của Sở Giao thông vận tải: Phương tiện cá nhân sẽ không được phép đi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh.

Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM, công tác phòng, chống dịch của thành phố đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng: Hệ thống y tế được tăng cường; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm; tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% với mũi 1 và trên 45% với mũi 2… Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở TP Hồ Chí Minh vẫn diễn biến khó lường, số ca mắc mới, số ca nhiễm đang điều trị tại nhà, tại cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao…

Chính vì thế, thành phố sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch trên địa bàn; ưu tiên bảo vệ sức khỏe tính mạng của người dân; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở. Đồng thời từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội an toàn, hiệu quả; quan tâm mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất, dịch vụ… đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái "bình thường mới".

Việc chuyển sang trạng thái "bình thường mới" phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ theo phương châm "an toàn là trên hết", "an toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa phải đảm bảo an toàn". Tiếp đó, thành phố sẽ xem xét các biện pháp cao hơn hoặc nới lỏng giãn cách xã hội sao cho phù hợp, bám sát tình hình thực tiễn.

Phó chủ tịch Lê Hòa Bình nhấn mạnh, khi thành phố mở cửa trở lại, các doanh nghiệp sản xuất sẽ thiếu lao động rất nhiều. Bằng chứng là sáng nay, khi thành phố tổ chức cho 45 công trình xây dựng thi công trở lại, chỉ có 30 - 40% công nhân trở lại làm việc.

"Cơ hội đi làm, có việc làm, có thu nhập, tự lo cho cuộc sống của công nhân là rất lớn. Thành phố cũng đã có kế hoạch tổ chức đón công nhân trở lại làm việc. Vì vậy, chúng tôi mong lực lượng công nhân ở lại, nhận gói hỗ trợ thứ ba, tiêm vắc xin và tiếp tục tham gia lao động sản xuất tại TP HCM", ông Lê Hòa Bình nói.

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian tới, Phó chủ tịch Lê Hòa Bình nhận định, thành phố sẽ đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực để đạt tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin toàn dân sớm nhất. Tiếp tục ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu, người có nguy cơ cao (có bệnh nền, trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai), lực lượng lao động. Thành phố sẽ triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vắc xin phù hợp.

Đối với công tác xét nghiệm và xác định cấp độ dịch, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế để chủ động phát hiện và tách nguồn lây nhiễm mạnh tại các khu vực nguy cơ cấp 3, 4 và có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Bên cạnh đó, tổ chức xét nghiệm tầm soát tất cả trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như: Chợ đầu mối, bến xe và phương tiện vận chuyển, bệnh viện, trường học... Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức và người dân tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên định kỳ theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Công nhân bức xúc trước cách hành xử của lãnh đạo Công ty cổ phần Ô tô 1-5 Công nhân bức xúc trước cách hành xử của lãnh đạo Công ty cổ phần Ô tô 1-5

Mặc những lời kêu cứu về việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo, lãnh ...

Điện lực Biên Hòa phòng, chống dịch, đảm bảo dòng điện vận hành liên tục Điện lực Biên Hòa phòng, chống dịch, đảm bảo dòng điện vận hành liên tục

Từ tháng 7/2021, dịch bệnh Covid-19 tại Đồng Nai diễn biến phức tạp, tăng nhanh với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày. Dịch lây lan ...

Giáo viên, học sinh mừng rỡ quay trở lại Đà Nẵng chờ ngày tựu trường Giáo viên, học sinh mừng rỡ quay trở lại Đà Nẵng chờ ngày tựu trường

Sáng 29/9, TP Đà Nẵng bắt đầu cho phép giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên,... không ở vùng dịch được trở về địa ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm