Dù không phải là những người làm công tác nghiên cứu khoa học, cũng không phải những người được đào tạo về kỹ thuật; họ chỉ là công nhân xẻ gỗ hay thi công đường ống dẫn nước nhưng xuất phát từ tâm huyết, trách nhiệm với công việc mà đã có những sáng kiến tiết kiệm cho doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng và nâng thu nhập cho công nhân lao động.
Lâm Đồng: Tưng bừng các hoạt động Tháng Công nhân LĐLĐ Lâm Đồng: Đem niềm vui có nhà để ở, có nước sạch để dùng đến với đoàn viên, NLĐ Chương trình "01 triệu sáng kiến": Khơi nguồn sáng tạo ở Lâm Đồng
Những sáng kiến từ tình yêu lao động
Giàn khoan tự chế của ông Trương Ánh Dương, Công ty CP Cấp Thoát nước và Xây dựng Đức Trọng. Ảnh: PHƯƠNG NHIÊN

Đó chỉ là 2 trong số hàng nghìn sáng kiến của cán bộ, đoàn viên, người lao động (NLĐ) ở Lâm Đồng đã đăng ký tham gia Chương trình “01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (Chương trình “01 triệu sáng kiến") của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Từ 8 triệu đồng mỗi tháng, đến 0 đồng trong 10 năm

Theo lời giới thiệu của cán bộ phụ trách Chương trình “01 triệu sáng kiến" của LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi vượt gần trăm cây số đến gặp “nhà sáng chế 0 đồng” ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh (huyện Di Linh). Đó là ông Nguyễn Chí Sơn, làm công nhân cưa, xẻ gỗ đã được 16 năm.

Chia sẻ về quá trình gắn bó với công việc quen thuộc hằng ngày của mình, ông Sơn vui vẻ nói: “Mình có được học trường lớp đào tạo chính quy nào đâu, vào Công ty anh em chỉ bảo lẫn nhau. Cưa với xẻ ấy mà, cứ làm nhiều rồi thành quen thôi. Nhưng mà phải chịu khó mới đặng, vì công việc này cực lắm!”.

Những sáng kiến từ tình yêu lao động
Lưỡi cưa dùng cho máy lipso đã được tái chế lại dùng cho máy cưa mâm. Ảnh: PHƯƠNG NHIÊN

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về sáng kiến đã đăng ký tham gia Chương trình “01 triệu sáng kiến", ông Sơn cho biết, trước đây ở Công ty sử dụng 2 loại máy cưa, xẻ gỗ. Một là máy cưa mâm - loại máy đời cũ, mỗi lần chỉ cưa được một đường mà vết xẻ có thể bị vênh, lệch… dẫn đến hao tổn nguyên vật liệu.

Đặc biệt, do chất lượng lưỡi kém, dù có giá 4 triệu đồng/lưỡi nhưng chỉ dùng khoảng 2 tuần là đã bị gãy, bể… vừa tốn kém chi phí sản xuất lại vô cùng nguy hiểm cho công nhân nếu bị miếng thép đó văng trúng.

Hai là máy cưa lipso nhiều lưỡi (7 đến 8 lưỡi) thuộc thế hệ mới hơn. Một lần xẻ có thể tạo thành 8 đến 9 thanh gỗ đều và đẹp. Lưỡi cưa dùng trong máy lipso cũng là loại thép tốt nhưng vì yêu cầu kỹ thuật nên tối đa cũng chỉ dùng trong 5 tháng sẽ phải thay lưỡi cưa mới một lần.

“Nhìn đống lưỡi cưa dùng cho máy lipso thay ra vẫn còn dùng tốt mà bỏ đi thì rất phí. Làm sao để có thể sử dụng lại lưỡi cưa cũ của máy lipso dùng cho máy cưa mâm thì vừa tiết kiệm cho Công ty, lại vừa an toàn cho công nhân cưa, xẻ? Mình trăn trở và bắt đầu tìm cách tái chế”, ông Sơn chia sẻ.

Vì 2 loại lưỡi cưa hoàn toàn khác nhau về kích thước và thiết kế, ông Sơn phải đo đạc, cắt tỉa lại sao cho lưỡi cưa máy lipso vừa khớp với máy cưa mâm. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, sau 5 đến 7 lần sửa đi sửa lại thì ông Sơn cũng thành công với cải tiến của mình và báo cáo với Công đoàn cùng lãnh đạo Công ty để thử nghiệm vào thực tế.

Những sáng kiến từ tình yêu lao động
Lưỡi cưa máy lipso (bên trái), sau khi cải tiến cho máy cưa mâm đã trở nên ít răng và nhỏ hơn (bên phải). Ảnh: PHƯƠNG NHIÊN

Đúng như mong đợi của ông Sơn, sau khi áp dụng thực tế, sáng kiến đã cho hiệu quả rõ rệt. Nhờ lưỡi cưa tái chế có chất liệu tốt nên đường cắt, xẻ gỗ từ máy cưa mâm đã thẳng và đẹp hơn trước, không chỉ giúp Công ty giảm hao tổn gỗ mà còn tiết kiệm được chi phí mua lưỡi cưa.

Đánh giá rất cao sáng kiến này, ông Lê Thành Thái – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh cho biết, thay vì Công ty phải tốn 4 triệu đồng để mua 1 lưỡi cưa chỉ dùng được 2 tuần là hỏng thì nhờ sáng kiến của ông Sơn, chỉ cần tái chế 2 lưỡi cưa cũ, không mất đồng nào mà có thể dùng được tới 10 năm, tiết kiệm cho Công ty cả 100 triệu đồng mỗi năm. Năng suất công việc và thu nhập của anh em công nhân cũng nhờ đó mà tăng lên.

“Nếu như một ngày công trước đây mỗi người chỉ được 180 nghìn đồng thì nay nhờ máy cưa mâm với cải tiến năng suất hơn, tiền công đã tăng lên 250 đến 270 nghìn đồng. Một thay đổi dù rất nhỏ nhưng giá trị tạo ra thì rất lớn lao”, ông Thái nói.

Sáng kiến là nhờ đam mê công việc

Chia tay người công nhân cưa, xẻ gỗ, chúng tôi hào hứng đến gặp “cha đẻ” của “giàn khoan ngầm” đặc biệt - ông Trương Ánh Dương, Công ty CP Cấp Thoát nước và Xây dựng Đức Trọng.

Ông Dương chia sẻ, xuất phát từ đặc thù công việc, Công ty thường xuyên phải lắp đặt đường ống xuyên ngầm qua các công trình hiện hữu như đường đi, nhà ở, tường rào… mà không được làm hư hỏng hoặc di dời gây tốn kém. Những lúc như vậy, đội của ông thường phải làm thủ công bằng sức người, vô cùng vất vả và mất thời gian.

Ý tưởng về một công cụ làm việc phù hợp để giảm bớt chi phí nhân công và sức lực của anh em công nhân cứ lớn dần lên mỗi ngày. Thế là ông dành cả tháng trời phác thảo ý tưởng, tự chế ra một giàn khoan ngầm đặc biệt.

Những sáng kiến từ tình yêu lao động
Để tiết kiệm chi phí, hầu hết các bộ phận của giàn khoan đều được tái chế từ vật liệu sẵn có trong Công ty. Ảnh: PHƯƠNG NHIÊN

Theo lãnh đạo Công ty CP Cấp Thoát nước và Xây dựng Đức Trọng, trên thị trường cũng có bán sẵn giàn khoan ngầm tương tự nhưng có giá tới gần 60 triệu đồng. Trong khi, giàn khoan tự chế của ông Dương chỉ tốn khoảng 20 triệu đồng mà công năng cũng tương tự.

Không chỉ tiết kiệm chi phí, giàn khoan tự chế của ông Dương còn ưu việt hơn nhờ thiết kế nhỏ gọn nên sử dụng được cả trong những vị trí nhỏ hẹp mà máy khoan trên thị trường không làm được. Quan trọng nhất, sáng kiến của ông giúp giảm đi 2 nhân công so với việc khoan thủ công và anh em làm việc cũng không còn phải vất vả, tốn sức như trước.

Chia sẻ về sáng kiến của mình, ông Dương trải lòng: “Sáng kiến dù nhỏ hay lớn thì cũng phải thực hiểu mới nghĩ ra được. Mà để thực hiểu thì phải thực làm. Làm đến mức “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” là bình thường”.

Được trao đổi với những người công nhân sáng tạo như ông Sơn, ông Dương, chúng tôi càng hiểu rằng, để có được những thay đổi dù rất nhỏ không phải điều dễ dàng, đặc biệt là với người công nhân lao động trực tiếp. Chỉ khi tận mắt thấy, tận tai nghe và tự tay làm… mới giúp họ nghĩ ra được những sáng kiến thiết thực cho công việc như vậy. Đó là sáng kiến từ đôi tay, từ trí óc và hơn thế là từ lòng đam mê công việc mà chỉ những người thực sự yêu lao động mới có được.

Những sáng kiến từ tình yêu lao động
Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng, đổi mới để phát triển Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng, đổi mới để phát triển

Tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh và Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022. Trong niềm hân ...

Bình minh Cồn Cỏ Bình minh Cồn Cỏ

Kéo hồi còi dài kiêu hãnh, chào đất liền, chào ngày mới, tàu cao tốc của UBND huyện Cồn Cỏ đưa du khách ra thăm ...

Những người thổi hồn vào đá Những người thổi hồn vào đá

Lao động trong bất cứ ngành nghề nào cũng có những nỗi cực nhọc riêng. Nhưng dấn thân vào nghề đá mỹ nghệ là chấp ...

Tin mới hơn

Chương trình “01 triệu sáng kiến" nâng cao vị thế của đoàn viên, người lao động

Chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” (Chương trình “01 triệu sáng kiến") đã tạo được phong trào thi đua sâu rộng, được đông đảo công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tích cực hưởng ứng tham gia.

3 phương diện thành công của Chương trình "01 triệu sáng kiến"

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương hơn 2 triệu sáng tham gia Chương trình "01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19" (Chương trình "01 triệu sáng kiến") với tổng giá trị làm lợi ước tính hơn 33.000 tỷ đồng.

Đại diện duy nhất của Quảng Nam được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh

Đồng chí Trương Thị Hoàng Linh là đại diện duy nhất của tỉnh Quảng Nam vinh dự được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023 của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.

Tin tức khác

Phát huy tinh thần “Vượt khó, sáng tạo - nâng cao năng suất lao động”

Tinh thần "Vượt khó, sáng tạo - nâng cao năng suất lao động" đã góp phần xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” để ngày càng có nhiều nhân tài, nhiều công nhân giỏi, kỹ sư, kỹ thuật viên ưu tú đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chương trình "01 triệu sáng kiến" nuôi dưỡng phong trào lao động sáng tạo trong CNLĐ

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh, thành công của Chương trình “01 triệu sáng kiến" đặt ra yêu cầu cần tiếp tục quan tâm, nuôi dưỡng phong trào lao động sáng tạo của công nhân lao động (CNLĐ).

116 tập thể, cá nhân nhận Bằng khen từ Chương trình “01 triệu sáng kiến”

LĐLĐ Tây Ninh có 116 tập thể, cá nhân đạt bằng khen trong Chương trình ““01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (Chương trình “01 triệu sáng kiến”).

Sáng kiến “Rập form cải tiến” làm lợi hàng tỷ đồng của anh công nhân ngành May mặc

Trước thực trạng hàng ngàn lao động bỏ phố, về quê do tác động của dịch Covid- 19, một số công ty bị thiếu hụt lao động có tay nghề, Công ty Cổ phần 28 Đà Nẵng cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Từ thực tế trên, anh Đoàn Nhật Trưng, nhân viên Phòng kỹ thuật của Công ty đã mày mò nghiên cứu làm "Rập form cải tiến" góp phần tăng năng suất, giảm chi phí, tận dụng được công nhân lao động không có tay nghề làm lợi cho Công ty hàng tỷ đồng mỗi năm.

An Giang: Trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng và vinh danh CNVCLĐ giỏi năm 2023

Ngày 18/8, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh long trọng tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ II và biểu dương đoàn viên, công nhân viên chức lao động giỏi tỉnh An Giang năm 2023.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.
Xem thêm