Đời sống

Những bí mật về hệ sinh thái ở rừng rậm Amazon

Ngân Vĩnh (T.H)
Tác giả: Ngân Vĩnh (T.H)
Gần đây, vụ cháy rừng Amazon đã trở thành sự kiện chấn động thu hút sự quan tâm của mọi người về “lá phổi xanh” của Trái đất. Đến bây giờ, người ta mới bắt đầu quan tâm đến rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới này. Vậy, ngoài việc sở hữu lượng cây xanh “khủng” và hệ sinh vật phong phú, rừng Amazon còn ẩn giấu những bí mật nào?
nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Rừng rậm Amazon - lá phổi xanh của Trái Đất - Ảnh: Eco Daily

Cái tên Amazon

Vùng Amazon là cái tên do Francisco de Orellana – một người lính Tây Ban Nha – đặt ra. Năm 1541, de Orellana là người châu Âu đầu tiên khám phá khu vực rừng rậm này và đến cửa sông vào năm 1542, theo Bách khoa toàn thư Britannica. Ông trở về Tây Ban Nha với những câu chuyện về vàng và quế mà ông đã tìm thấy ở nơi này.

Nhưng ông ta lại bị tấn công bởi những người phụ nữ đến từ các bộ lạc ở đây khi họ đang cố bảo vệ lãnh thổ của mình. Ông đã gọi họ là Amazon – cái tên tượng trưng cho những nữ chiến binh trong thần thoại Hy Lạp.

Các lớp rừng nhiệt đới

Rừng rậm nhiệt đới Amazon là khu vực đa dạng sinh học nhất trên Trái đất. Tại đây có hàng ngàn loài cây, hầu hết cao từ 80 đến 100 feet, phát triển mạng lưới các nhánh khổng lồ tạo nên lớp tán cây.

Phần linh hoạt nhất của rừng mưa nhiệt đới là lớp tán cây, cách khoảng 20 feet tính từ ngọn cây, về cơ bản tạo thành mái của hệ sinh thái cao 80 feet so với mặt đất. Nhiều loài động vật sống trong tán cây hơn bất kỳ tầng thực vật nào, bao gồm các loại chim như vẹt đuôi dài, chim toucan, khỉ, nhện và hàng trăm ngàn loài côn trùng ăn trái cây.

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Geoglyphs (những hình vẽ khổng lồ trên mặt đất) - Ảnh: Dronestagram

Geoglyphs (những hình vẽ khổng lồ trên mặt đất)

Geoglyphs (những hình vẽ khổng lồ trên mặt đất) được tìm thấy ở khu vực rừng rậm Amazon. Số đất bị cắt trụi cây trong những năm gần đây đã tiết lộ bằng chứng về việc sử dụng đất của các nhóm người trước đó: các công trình hình học khổng lồ trên đất 2.000 năm tuổi hình thành các hình vuông và hình tròn trải dài đến tận một khối thành phố. Một số rãnh rộng 12 -13 feet.

Một nghiên cứu gần đây trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (The Proceedings of the National Academy of Sciences) cho thấy, người cổ đại chủ động quản lý rừng bằng cách sử dụng các thực hành bền vững. Bà Jennifer Walting – nhà khảo cổ học lãnh đạo nghiên cứu này, cho biết: “Những ước tính mới về dân số Amazon trong thời kỳ tiền thuộc địa dao động trong khoảng từ 6 đến 10 triệu người, nhiều hơn so với hiện nay. Những người này có nhiều cách khéo léo để làm cho khu rừng trở nên năng suất hơn mà vẫn không làm hỏng chức năng của nó cho các thế hệ tương lai”.

Nhà thám hiểm Percy Fawcett

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Nhà thám hiểm Percy Fawcett mất tích cùng con trai và thành viên trong nhóm năm 1925 - Ảnh: RD

Nhà thám hiểm Percy Fawcett đã dũng cảm khám phá rừng rậm Amazon, ông cũng đã biến mất (cùng con trai ông và một thành viên khác trong nhóm) vào năm 1925 trong chuyến thám hiểm của mình.

Sự biến mất của ông đã tạo nên một câu chuyện rúng động trên các trang báo thời đó mặc dù câu chuyện thật sự về vụ mất tích không một ai biết rõ. Các kết luận đặt ra gần như chắc chắn ông đã chết ở Amazon do tai nạn, bệnh tật hoặc dưới bàn tay của một bộ lạc bản địa mà ông đã xúc phạm.

Những bộ lạc bị cô lập

Rừng nhiệt đới Amazon hiện là nơi cư ngụ của khoảng một triệu người bản địa. Có khoảng 400 bộ lạc nơi đây, gần như hầu hết đã tiếp xúc với người ngoài trong hàng trăm năm. Họ săn bắn, câu cá, trồng trọt, được tiếp cận với giáo dục và y học phương Tây. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ người dân bộ lạc vẫn bị cô lập.

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: National Geographic

Vào tháng 7/2018, chính quyền Brazil đã cố chụp ảnh một người đàn ông bản địa được miêu tả là “người đàn ông bản địa sống trong hang”. Anh là người sống sót cuối cùng của bộ lạc mình. Những người còn lại đã bị giết chết bởi những người nông dân vào năm 1995. Đến cuối cùng, anh ta vẫn từ chối tiếp xúc với người ngoài, mặc cho những nỗ lực cung cấp hạt giống và công cụ làm nông cho anh.

Mapinguary

Rất nhiều bộ lạc, thậm chí kể cả những bộ lạc không giao tiếp với bên ngoài, nói về một loài động vật rừng nhiệt đới khổng lồ mà họ mô tả là thường phát ra tiếng “gầm rú” hoặc bốc mùi hôi hám. Số lượng miêu tả này nhiều đến nỗi những nhà khoa học đã vào cuộc tìm kiếm loài thú cao 7 feet phát ra mùi hôi thối mạnh đến mức có thể khiến những người thợ săn chóng mặt và mất phương hướng.

Mặc dù không có mẩu xương hay dấu hiệu nào về loài động vật này, một số nhà khoa học khẳng định rằng có lẽ con người ở Amazon đã tương tác với những con lười khổng lồ cuối cùng trên mặt đất. Chuyện này có thể xảy ra vào 10.000 năm trước, trước khi các sinh vật này được cho là đã tuyệt chủng (hoặc chuyện này có thể xảy ra gần đây nếu những kết luận về sự tuyệt chủng của loài này là sai).

Đa dạng sinh học rừng Amazon

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: Amazonia Expeditions

Theo một báo cáo của WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên), trung bình cứ mỗi 3 ngày lại có một loài động vật mới được phát hiện ở Amazon, tính từ năm 1999 đến 2009. Chúng bao gồm một con vẹt hói, một con cá trê mù nhỏ và một con ếch trong suốt, với làn da mỏng đến mức bạn có thể thấy nhịp tim của nó. Trên thực tế, cứ 10 loài được biết đến trên thế giới thì có 1 loài sống ở Amazon.

Trăn khổng lồ

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: CNN Turk

Loài trăn lớn nhất trên thế giới là loài Anaconda xanh, sống ở đầm lầy và suối ở Amazon. Chúng có thể phát triển dài tới 29 feet và nặng tới 550 pounds, đánh bại loài họ hàng của chúng – loài trăn có lưới (có nguồn gốc từ Nam và Đông Nam Á), để trở thành loài “thống trị” thế giới bò sát.

Silkhenge (lưới tơ kết dính)

Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra những gì đang xây dựng các cấu trúc lụa nhỏ ở Tambopata, Peru.

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: Solent News

Mỗi cấu trúc có một vòng cột trụ nối với nhau bằng những sợi ngang, tạo thành một hàng rào; ở giữa là hình nón. Sau khi thu thập và quan sát nhiều mẫu vật, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã bắt đầu thấy những con nhện nở ra khỏi cấu trúc ở giữa.

Cá heo hồng

Cá heo hồng có tên chính thức là cá heo sông Amazon, có thể được tìm thấy qua các lưu vực sông Amazon ở Peru, Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Guyana và Venezuela. Những sinh vật này chỉ có thể được tìm thấy ở nước ngọt và tổng số cá thể được ước tính là hàng chục ngàn. Nếu đi tàu Delfin Amazon Cruise, bạn có thể có cơ hội bơi bên cạnh những sinh vật huyền diệu này.

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: Solent News

Cá Piranha

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: The National

Theo National Geographic, cá piranha bụng đỏ được tìm thấy ở các hồ và sông trên khắp Nam Mỹ, bao gồm cả Amazon, không phải là loài ăn thịt người. Cực kỳ hiếm khi những sinh vật có hàm răng sắc nhọn này “theo đuổi” con người. Thay vào đó, những con cá này bơi theo đàn (có thể lên tới 100 con trong một đàn) để trở thành thợ săn hiệu quả. Chúng ăn chủ yếu là tôm, giun và nhuyễn thể.

Nhện Rarantula

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: Newshub

Những con nhện trông đáng sợ này làm người ta hình dung có vẻ như chất độc của chúng có thể hạ gục con người, nhưng thực tế là vết cắn của chúng không khác gì vết ong chích. Chúng chủ yếu săn mồi vào ban đêm và thích ăn côn trùng, đôi khi chúng được biết đến là ăn ếch và chuột.

Ếch phi tiêu độc

Trong khi hầu hết các loài động vật ngụy trang để hòa mình vào môi trường xung quanh thì ếch phi tiêu độc lại có màu sắc rực rỡ để cảnh báo những kẻ săn mồi. Màu sắc rực rỡ của chúng (màu xanh lam, đỏ, vàng và xanh lá cây) làm cho những sinh vật nhỏ bé này trở thành một loài vật được tìm kiếm ở Amazon.

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: World Animal Foundation

Da của chúng tiết ra một chất độc có thể làm tê liệt và trong một số trường hợp, có thể giết chết con mồi. Tuy nhiên, loài ếch phi tiêu độc đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và môi trường sống bị thu hẹp.

Cá voi lưng gù mất phương hướng

Các nhà khoa học đã gặp khó khăn vào tháng 2/2019 khi một con cá voi lưng gù chết được phát hiện gần cửa sông Amazon. Theo New York Times, những con cá voi thường di cư qua lại giữa hai cực, nhưng con cá voi này lạc cách khoảng 4.000 dặm từ bãi kiếm ăn dự kiến. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng cá voi có thể đã tách khỏi mẹ của nó.

Chúng ta có thể bơi ở Amazon không?

Một người đàn ông Slovenia trở thành người đầu tiên bơi toàn bộ chiều dài của sông Amazon vào năm 2007. Theo Time đưa tin, Martin Strel phải mất 66 ngày để hoàn thành hành trình dài gần 3.300 dặm. Lúc đó anh ta 50 tuổi và chế độ ăn kiêng của anh bao gồm tiêu thụ rượu vang hàng ngày của người Slovenia.

Amazon ngày một "co cụm"

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon
Ảnh: CNN

Rừng rậm Amazon đã mất 17% diện tích rừng nhiệt đới trong năm thập kỷ qua, theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới. Chuyển đổi rừng thành đất để chăn nuôi gia súc là lý do hàng đầu cho sự suy giảm này. Phá rừng phổ biến hơn ở những khu vực có nhiều người sinh sống, nhưng nó cũng gia tăng ở những vùng xa hơn sau khi phát hiện ra các tài nguyên thiên nhiên như vàng và dầu mỏ.

Cháy rừng gia tăng

Cư dân của thủ đô Brazil, São Paulo, đã hít phải khói đen do hỏa hoạn lan rộng ở khu vực Amazon. Năm 2019, các vụ cháy rừng đã tăng 84% (một con số kỷ lục) so với năm trước, Washington Postđưa tin.

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon Căn hộ penthouse trị giá hàng chục triệu đô la của tỷ phú Amazon có gì đặc biệt?

Jeff Bezos, tỷ phú Amazon vừa chi một số tiền khổng lồ lên tới 80 triệu USD để sở hữu một căn hộ penthouse và ...

nhung bi mat thu vi chua tung duoc bat mi o rung ram amazon Jeff Bezos bán cổ phiếu Amazon, thu về 1,8 tỷ USD tiền mặt

Những ngày cuối tháng 7, tỷ phú Jeff Bezos bán một phần cổ phiếu của Amazon và kiếm được 1,8 tỷ USD tiền mặt.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm