![]() |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc làm, điều kiện làm việc... của tài xế công nghệ để hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Ảnh: PV |
Những căn cứ khách quan
Theo số liệu năm 2020 của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức ở nước ta chiếm khoảng 25,4% trong tổng số 54,6 triệu người đang làm việc trong nền kinh tế. Họ là những NLĐ thuộc nhóm lao động dễ tổn thương, cần phải được đại diện và bảo vệ: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc chỉ là hợp đồng thỏa thuận miệng; thu nhập thấp, thời gian làm việc dài; cơ sở SXKD trong khu vực này thường có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ, không đăng ký kinh doanh, không đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT), không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho NLĐ… Đặc biệt, trong bối cảnh diễn ra đại dịch Covid-19 hiện nay cũng như thời gian tới, dự báo lao động trong khu vực phi chính thức có xu hướng tăng lên và tiếp tục đặt ra rất nhiều vấn đề về lao động nói chung và vấn đề quyền đại diện bảo vệ của NLĐ trong khu vực phi chính thức nói riêng.
Chính những khó khăn trong việc làm, cuộc sống và khả năng tự bảo vệ, tự đàm phán, thương lượng và giải quyết các vấn đề trong việc làm, cuộc sống là những căn cứ khách quan thúc đẩy nhu cầu đại diện bảo vệ quyền lợi của lao động trong khu vực phi chính thức:
Việc làm bấp bênh, thiếu ổn định và bảo đảm. Lao động trong khu vực phi chính thức gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm, cả ở nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt là nhóm di cư do sinh kế không bền vững. Hầu hết NLĐ đều trải qua những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc. Tùy theo từng vị thế việc làm, NLĐ gặp những khó khăn khác nhau.
Độ bao phủ của các chính sách an sinh xã hội trong khu vực phi chính thức là rất thấp và thấp hơn so với mặt bằng chung khá nhiều. Theo kết quả khảo sát năm 2019, tỷ lệ có tham gia các loại bảo hiểm ở nhóm lao động trong khu vực phi chính thức chỉ là 45,3%, nhưng chủ yếu là BHYT (40,7%), trong đó đã có tới 19,3% thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo thường được cấp BHYT miễn phí theo quy định của Chính phủ. Có một số nhóm có tỷ lệ BHYT khá hơn là: nhóm giúp việc gia đình 51,4% (một số do gia chủ mua cho), xây dựng (51,3%), bốc xếp tại chợ (mua theo hộ gia đình ở nông thôn)… Tỷ lệ lao động phi chính thức nữ tham gia BHYT cao hơn so với nam (gấp 1,5 lần).
![]() |
Lao động phi chính thức thường không có hợp đồng lao động bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận miệng với chủ sử dụng lao động. Trong ảnh: Công nhân bốc vác tại chợ Long biên (TP. Hà Nội). Ảnh: THÀNH NAM. |
Lao động trong khu vực phi chính thức gặp khó khăn trong cuộc sống cả ở nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt là nhóm di cư do sinh kế không bền vững, điều kiện sống thấp kém và thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể. Ở nông thôn, phần lớn lao động trong khu vực phi chính thức là những người có mức sống thấp do sinh kế thiếu bền vững. Nhiều người trong số họ thuộc các gia đình chính sách, các hộ nghèo và cận nghèo. Ngoài ra, với lao động phi chính thức di cư khó khăn chung và lớn nhất của NLĐ từ môi trường làm việc là “bị phân biệt đối xử” đến từ người dân địa phương, chính quyền địa phương và bị phân biệt đối xử cả trong chính sách bởi vì họ là người di cư không có hộ khẩu thường trú tại nơi đến. Trong cuộc sống tại nơi cư trú hiện nay, lao động phi chính thức chủ yếu đánh giá là thiếu sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể và xã hội (15,6%). Tỷ lệ này khá cao ở các nhóm như: lao động bốc xếp tại cảng (31,3%) và xây dựng tự do (20%).
Bên cạnh đó, họ còn gặp nhiều vấn đề trong việc làm ăn, từ các vấn đề thông thường đến cả các vấn đề có dấu hiệu “bảo kê” hoặc “xã hội đen”…
Tuyệt đại đa số lao động trong khu vực phi chính thức đều gặp khó khăn cả về vật chất, lẫn tinh thần; trong giai đoạn khủng hoảng họ rơi ngay vào tình trạng túng quẫn, nhất là trong và sau các đợt dịch Coivd-19 bùng phát. Tình trạng ngừng hoạt động của các cơ sở SXKD dẫn đến một bộ phận lao động khu vực phi chính thức bị mất việc làm hoặc giảm thu nhập, làm cho cuộc sống của họ đã khó khăn lại càng trở nên bấp bênh thêm. Đáng lưu ý, một số lao động mất hoàn toàn thu nhập do bị cho thôi việc phải cắt giảm các khoản chi tiêu hoặc nhờ nguồn tiền hỗ trợ của Nhà nước hoặc nguồn tiết kiệm, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Những khó khăn trên dẫn đến mâu thuẫn gia đình và tác động tiêu cực đến cuộc sống của NLĐ.
![]() |
Lao động phi chính thức cần gia nhập nghiệp đoàn để được bảo vệ quyền lợi. Trong ảnh: Tặng thẻ BHYT cho đoàn viên nghiệp đoàn xe ôm. Ảnh: HỒNG ĐÀO. |
Nhu cầu đại diện của NLĐ từ kết quả điều tra thực tế
Xuất phát từ những khó khăn, trở ngại trong việc làm và cuộc sống, song đang thiếu tiếng nói đại diện và bảo vệ, mà bản thân những NLĐ trong khu vực phi chính thức tồn tại nhu cầu khách quan là liên kết lại với nhau để tạo sức mạnh, để hình thành các tổ chức có tính chất nghề nghiệp đại diện bảo vệ quyền lợi cho mình. Trong đó, nghiệp đoàn là một ví dụ điển hình - tổ chức thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam đã được thành lập, với số lượng đoàn viên và độ bao phủ còn khá hạn hẹp.
Ngoài việc tham gia vào các tổ chức, các hội nhóm không có tính chất nghề nghiệp, thì hầu hết các nhóm lao động này thường có những kết nối, liên kết có tính chất nghề nghiệp, trong công việc với nhau. Các mối liên kết này mang tính tự nguyện và đã hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết được một số vấn đề nhỏ của thành viên. Tuy nhiên, mức độ liên kết và khả năng liên kết mang tính tự phát nên cũng gặp nhiều hạn chế. Phần lớn NLĐ khu vực phi chính thức không có tổ chức đại diện chính thức bảo vệ quyền lợi, chỉ gắn kết với nhau ở quy mô nhỏ, và cách thức tổ chức hoạt động còn tự phát.
Phần lớn NLĐ đều có các hình thức kết nối, liên kết với nhau, nhưng với tính chất liên kết nghề nghiệp không nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy: có 26,7% lao động phi chính thức hiện nay đang tham gia vào ít nhất một nhóm có tính chất “kết nối” nghề nghiệp. Ở đây, các nhóm này được hiểu là các nhóm có nhiều mối kết nối mang tính liên kết nghề nghiệp thấp và không chính thức.
Các nhóm liên kết mang tính tự nguyện và đã hỗ trợ được cho các thành viên một số vướng mắc nhỏ trong công việc, cuộc sống. Khi nói về chất lượng hoạt động của các nhóm liên kết, về cơ bản lao động phi chính thức có nhiều đánh giá khá tích cực về các hội, nhóm, câu lạc bộ có tính chất nghề nghiệp (hầu hết là các nhóm không chính thức) mà họ đang tham gia. 67,5% lao động phi chính thức đánh giá chất lượng hoạt động của các nhóm mình đang tham gia là tốt. Trong đó đặc biệt cao là các nhóm bốc xếp tại cảng (100%), xe ôm công nghệ (75%); khá cao là nhóm xây dựng (66,7%) và bốc xếp nông sản tại chợ (62,5%). Ngược lại, lao động nhóm giúp việc gia đình đánh giá các câu lạc bộ, hội nhóm mà họ đang tham gia chất lượng hoạt động bình thường.
![]() |
Cán bộ BHXH tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện cho NLĐ tại “Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2022”. Ảnh: LÊ ĐẠI. |
Nhu cầu và thái độ tham gia liên kết nghề nghiệp của NLĐ là khá cao. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống, công việc thì lao động phi chính thức nghĩ đến đầu tiên và nhiều nhất là người thân gia đình (50%), tiếp đến là đồng hương, bạn bè (36,7%), nhờ nhóm cùng làm việc, đồng nghiệp (27,3%). Tuy vậy, đi sâu vào từng nhóm, có sự phân hóa rõ rệt.
Sự cần thiết có các nhóm liên kết theo ý kiến của NLĐ. Có 50% ý kiến lao động phi chính thức trả lời “có cần tập hợp” nhau lại thành các tổ chức có tính chất nghề nghiệp, mang tính tập thể, chia sẻ, giao lưu với nhau và đại diện bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp cho nhóm và 32% trả lời “không cần”.
Kết quả điều tra cho thấy đa phần NLĐ vẫn chưa tin tưởng và nhận thức hết các lợi ích của việc tham gia các tổ chức đại diện nghề nghiệp. Song, phần đông NLĐ cũng nói rằng nếu có lợi ích thiết thực thì họ sẽ tham gia. Vì vậy, để thúc đẩy việc tham gia tích cực của NLĐ vào các tổ chức đại diện thì công tác tuyên truyền về chức năng và lợi ích các tổ chức này là vô cùng quan trọng.
![]() Cả nước đã hoàn thành gần 7,8 triệu m2 nhà ở xã hội, nhưng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhu cầu nhà ở của ... |
![]() Hoạt động đưa người lao động (NLĐ) và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ ... |
![]() Nếu văn hóa an toàn được xây dựng một cách bài bản, nghiêm túc cho doanh nghiệp và cho người lao động thì con người ... |
Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững
Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển
Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống
