![]() |
Tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) lưu lượng xe đông hơn ngày bình thường vì có hướng dẫn mới về nới lỏng đi lại giữa Quảng Nam và Đà Nẵng. |
Sáng 2/10, theo ghi nhận của PV tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), địa bàn giáp ranh với tỉnh Quảng Nam, tình hình người dân đổ xô về quê sau khi Quảng Nam có văn bản nới lỏng với TP.Đà Nẵng. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bị mắc kẹt vì thiếu thủ tục, nhất là chứng nhận xét nghiệm âm tính.
Theo ông Võ Thanh H. (67 tuổi, trú tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cho biết thời gian qua do dịch bệnh kéo dài nên dù mẹ mất đã lâu nhưng ông không thể về thắp hương. Khi Quảng Nam có văn bản nới lỏng việc đi lại giữa 2 địa phương, ông tranh thủ về thắp nén nhang cho mẹ và quay trở lại Đà Nẵng trong ngày. Khi đến chốt kiểm soát Đà Nẵng, ông chỉ thực hiện việc khai báo y tế và được cho phép về quê mà không gặp trở ngại gì.
Đến trưa cùng ngày, khi ông H. quay trở lại Đà Nẵng, tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên đường Trần Đại Nghĩa, lực lượng làm nhiệm vụ không đồng ý cho ông vào lại thành phố vì không có giấy xét nghiệm âm tính.
![]() |
Người dân vào thành phố thực hiện việc khai báo y tế tại chốt. |
“Bây giờ họ yêu cầu tôi phải quay lại Quảng Nam để làm giấy xét nghiệm thì mới được vào lại Đà Nẵng, trong khi lúc đi tôi có trình bày là đi về trong ngày và chỉ thấy yêu cầu khai báo y tế mà không có thủ tục gì khó khăn. Giờ về lại như vậy!?”, ông H. cho biết.
Không chỉ ông H., anh Trương Văn Hải (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cho biết vợ anh bị đau vai và thời điểm không có dịch bệnh thường chữa trị tại một thầy thuốc ở Quảng Nam. Sau khi trình bày lý do tại chốt và cam kết đi về trong ngày, anh và vợ được cho qua. Tuy nhiên, khi đến chốt kiểm soát dịch tại Quảng Nam thì cán bộ trực chốt yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 mới cho qua chốt.
![]() |
Nhiều người dân bỡ ngỡ khi vào Quảng Nam và quay trở lại trong ngày thì vẫn bị yêu cầu có giấy xét nghiệm. |
Theo anh Hải thì cán bộ giải thích là, tại mục 5 của văn bản ban hành hôm qua thì các địa phương về buộc phải có giấy xác nhận âm tính Covid-19. Tuy nhiên, cũng trong văn bản đó, tại mục 4 dành riêng cho người Quảng Nam - Đà Nẵng xác định người dân từ Đà Nẵng về lại Quảng Nam tiêm đủ 2 liều vắc xin, có giấy xác nhận khỏi bệnh chứ không yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính.
Hơn nữa, theo ông Hải người dân vào Quảng Nam khi qua chốt Đà Nẵng thì không yêu cầu có giấy xét nghiệm âm tính, nhưng vào đến chốt Quảng Nam yêu cầu phải có. Lúc này, người dân vào Quảng Nam nhưng lại không được qua chốt thì buộc phải quay lại Đà Nẵng.
Tuy nhiên, khi quay lại Đà Nẵng, thì phía Đà Nẵng lại yêu cầu người từ Quảng Nam ra phải... có giấy xét nghiệm âm tính.
“Tôi thấy cách kiểm soát dịch của 2 địa phương khác nhau nên rất bất cập cho người dân. Thời điểm này giữa 2 địa phương cấp độ dịch đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn quy định kiểu này thì quá khó khăn cho việc đi lại của người dân”, anh Hải bức xúc nói.
![]() |
Gần chốt kiểm soát có khu vực lấy mẫu xét nghiệm nhưng chỉ giải quyết xét nghiệm cho các trường hợp là giáo viên, học sinh và người đi cùng, còn các trường hợp khác buộc phải vào lại Quảng Nam để lấy mẫu. |
Trước đó, tối 1/10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã ban hành hướng dẫn tạm thời về việc quản lý đi lại của người dân từ các tỉnh, TP đến tỉnh Quảng Nam và ngược lại.
Theo văn bản này thì chuyên gia, người lao động sinh sống tại Đà Nẵng vào làm việc tại Quảng Nam, người dân có nhu cầu đi và về trong ngày được vào Quảng Nam. Yêu cầu phải cam kết thực hiện đi và về trên một tuyến đường cố định; khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19; hạn chế tối đa việc tiếp xúc với cộng đồng, thực hiện nghiêm 5K.
Người từ Đà Nẵng vào Quảng Nam có nhu cầu ở lại, đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi Covid-19: Tự theo dõi sức khỏe, không hạn chế đi lại, thực hiện nghiêm 5K.
![]() |
Nhiều người bị mắc kẹt tại chốt khi không có giấy xét nghiệm âm tính. |
Ngoài ra, đối với các trường hợp từ Đà Nẵng vào Quảng Nam và ở lại, ngoài các biện pháp như trên thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp y tế cho đến khi quay ra Đà Nẵng.
Cụ thể, người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng so với thời điểm đến, về địa phương. Đã khỏi bệnh Covid-19, có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện. Trong thời gian ở lại, nếu có các triệu chứng nghi ngờ phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
Đối với các trường hợp từ Quảng Nam ra Đà Nẵng và trở về: thực hiện các quy định phòng, chống dịch của thành phố Đà Nẵng, phải cam kết và nghiêm túc thực hiện đi, về trên một tuyến đường cố định, khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19, hạn chế đến các địa điểm khác tại Đà Nẵng ngoài nơi ở, làm việc, buôn bán, học tập… Khi về lại Quảng Nam, phải hạn chế tiếp xúc với người khác, theo dõi sức khỏe và thực hiện nghiêm 5K.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng là địa phương giáp ranh, việc giao lưu, đi lại với tỉnh Quảng Nam nhiều và thường xuyên, tỷ lệ tiêm vắc xin cao nên tạo điều kiện để người dân đi lại.
![]() Tăng ca, thêm việc để tích góp lo cho năm học mới của các con, thế nhưng chị Bé vẫn phải bật khóc bất lực ... |
![]() Ngày 1/10, TP HCM chính thức thực hiện nới lỏng giãn cách sau 4 tháng thực hiện các biện pháp siết chặt để phòng dịch ... |
![]() Chiều 30/9, lãnh đạo LĐLĐ huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tới thăm hỏi, động viên và tặng quà hỗ trợ chị Phạm Thị Dương, ... |
Tin mới hơn

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
Tin tức khác

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Dấn thân vì người bệnh
